Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi, điện cho các vùng nuôi tôm công nghiệp. Đẩy mạnh chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý và chăm sóc tôm nuôi. Xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm để trình diễn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả. Tuy nhiên, để các biện pháp đó phát huy hiệu quả thì việc quản lý chất lượng tôm giống – một trong những yếu tố để tăng năng suất tôm nuôi cũng được tỉnh Cà Mau quan tâm.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý chất lượng tôm giống theo đúng các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh; kiên quyết tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy. Rà soát, bố trí công chức, viên chức có tâm huyết, công tâm trong công việc tham gia trực tiếp các hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, thanh tra và xử lý các vi phạm trong quản lý tôm giống.
Các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan báo, đài trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, đầu tư cơ sở vật chất để sản xuất tôm giống bảo đảm chất lượng; thực hiện tốt các quy định của Nhà nước trong quản lý chất lượng tôm giống, tự giác tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy. Kịp thời phát hiện, tuyên dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và phê phán mạnh mẽ các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý chất lượng tôm giống.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 18/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng giống thủy sản.
Cà Mau tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng tôm giống, tôm bố mẹ để sinh sản nhân tạo; giám sát, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải tuân thủ đúng quy định kết hợp xử lý nghiêm như: rút giấy phép hoạt động, tiêu hủy tôm mang mầm bệnh, không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tỉnh chỉ đạo cho Sở Công an phối hợp với các sở ngành hữu quan và huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, ký kết thỏa thuận thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn
Có thể bạn quan tâm

Đưa về những giống lúa mới, giúp nông dân ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt, thực hiện tốt việc liên doanh liên kết, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của nông dân - đó là những gì mà từ nhiều năm nay, Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai đã làm được.

Các loại ngô ngọt, ngô rau dùng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao vì bán được giá, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ khoảng 65-90 ngày)

Bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ven biển ở các huyện Đông Hòa, Tuy An và Sông Cầu đã tạm lắng, không phát hiện thêm vùng nuôi mới bị nhiễm bệnh.

Với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu… Trại cá sấu Tồn Phát, ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) hiện đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế (CITES) cho phép xuất khẩu cá sấu, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi.

Huyện Thanh Trì ngày 29/6, đã thông qua Tờ trình của UBND huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2013.