Đẩy Mạnh 3 Chống Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và vật nuôi trong vụ Đông - xuân này, các ngành chuyên môn của huyện đang tích cực triển khai công tác “3 chống”, đó là: Chống đói, chống rét và chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nông dân.
Huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có trên 115.000 con gia súc và trên 355.000 con gia cầm. Để duy trì đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời đảm bảo nguồn cung thực phẩm ra thị trường những ngày Tết Nguyên đán đang đến gần, các ngành chuyên môn của huyện đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc hướng dẫn các hộ chăn nuôi xây dựng những cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc; tận dụng thân và lá của các loại nông phẩm để làm thức ăn bổ sung cho gia súc; những ngày rét và sương muối người dân không nên chăn thả gia súc; chuồng trại phải đảm bảo che kín, chắn gió lùa, thường xuyên vệ sinh khô ráo không để gia súc tiếp xúc với nước, phân bẩn gây phát sinh dịch bệnh.
Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông, thú y thường xuyên bám sát cơ sở để kịp thời hướng dẫn người dân cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc... Nét nổi bật trong công tác phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi của huyện là triển khai sớm và tập trung vào nhiệm vụ “3 chống”.
Người dân tại các địa phương cũng đã chủ động và tích cực hơn trong việc phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Những năm gần đây, trên địa bàn xã Nậm Ty không có con gia súc nào bị chết do đói, rét. Là một trong những hộ có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, chị Triệu Mùi Sinh, thôn Nậm Ty chia sẻ: Mỗi khi vào đầu mùa rét, gia đình chị đều mua bạt để che chắn, sửa chữa lại chuồng trại chăn nuôi nhằm đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, kín gió.
Đồng thời, thực hiện việc chăn thả và tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của cán bộ thú y. Còn tại xã Bản Luốc, công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc đang được người dân tích cực thực hiện.
Đến thăm gia đình anh Vương Văn Bản, thôn Cao Sơn 2, anh Bản cho biết: Năm nào cũng vậy, cứ thu hoạch xong vụ mùa, ngoài việc xây dựng cây rơm dự trữ làm thức ăn cho đàn gia súc, gia đình anh còn trồng thêm cỏ để giành cho những ngày giá rét.
Không chỉ riêng gia đình anh Bản, mà hầu hết các hộ chăn nuôi gia súc ở đây đều đã biết dự trữ rơm khô để làm thức ăn thường xuyên cho trâu, bò trong mùa đông. Ngoài rơm rạ và thức ăn tươi, bà con còn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chuẩn bị bổ sung thức ăn tinh cho trâu, bò như cám gạo, bột ngô, cây chuối... và cho uống nước ấm, nước muối để tăng sức đề kháng.
Đồng chí Lù Xuân Thắng, Trưởng trạm Thú y huyện cho biết: Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, nhưng do có kinh nghiệm nênnhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đã chuẩn bị đầy đủ thức ăn gồm: Rơm khô, cỏ tươi để cho đàn trâu, bò ăn trong những ngày mưa, rét không chăn thả được.
Đặc biệt, huyện đã tăng cường kiểm soát dịch bệnh, triển khai cấp phát thuốc cho các xã, thị trấn thực hiện tiêm phòng vụ Thu – đông với hơn 242.555 liều vắc xin các loại; thực hiện phun định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các khu vực chăn nuôi được 1.000 lít/550.000 m²... Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện nhìn chung ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 5.425 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng từ đầu năm đến nay các địa phương đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn thủy sản và xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ sản theo hướng trang trại.

Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.