Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh 3 Chống Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Đẩy Mạnh 3 Chống Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Ngày đăng: 14/01/2015

Để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và vật nuôi trong vụ Đông - xuân này, các ngành chuyên môn của huyện đang tích cực triển khai công tác “3 chống”, đó là: Chống đói, chống rét và chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nông dân.

Huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có trên 115.000 con gia súc và trên 355.000 con gia cầm. Để duy trì đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời đảm bảo nguồn cung thực phẩm ra thị trường những ngày Tết Nguyên đán đang đến gần, các ngành chuyên môn của huyện đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc hướng dẫn các hộ chăn nuôi xây dựng những cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc; tận dụng thân và lá của các loại nông phẩm để làm thức ăn bổ sung cho gia súc; những ngày rét và sương muối người dân không nên chăn thả gia súc; chuồng trại phải đảm bảo che kín, chắn gió lùa, thường xuyên vệ sinh khô ráo không để gia súc tiếp xúc với nước, phân bẩn gây phát sinh dịch bệnh.
Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông, thú y thường xuyên bám sát cơ sở để kịp thời hướng dẫn người dân cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc... Nét nổi bật trong công tác phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi của huyện là triển khai sớm và tập trung vào nhiệm vụ “3 chống”.
Người dân tại các địa phương cũng đã chủ động và tích cực hơn trong việc phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Những năm gần đây, trên địa bàn xã Nậm Ty không có con gia súc nào bị chết do đói, rét. Là một trong những hộ có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, chị Triệu Mùi Sinh, thôn Nậm Ty chia sẻ: Mỗi khi vào đầu mùa rét, gia đình chị đều mua bạt để che chắn, sửa chữa lại chuồng trại chăn nuôi nhằm đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, kín gió.
Đồng thời, thực hiện việc chăn thả và tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của cán bộ thú y. Còn tại xã Bản Luốc, công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc đang được người dân tích cực thực hiện.
Đến thăm gia đình anh Vương Văn Bản, thôn Cao Sơn 2, anh Bản cho biết: Năm nào cũng vậy, cứ thu hoạch xong vụ mùa, ngoài việc xây dựng cây rơm dự trữ làm thức ăn cho đàn gia súc, gia đình anh còn trồng thêm cỏ để giành cho những ngày giá rét.
Không chỉ riêng gia đình anh Bản, mà hầu hết các hộ chăn nuôi gia súc ở đây đều đã biết dự trữ rơm khô để làm thức ăn thường xuyên cho trâu, bò trong mùa đông. Ngoài rơm rạ và thức ăn tươi, bà con còn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chuẩn bị bổ sung thức ăn tinh cho trâu, bò như cám gạo, bột ngô, cây chuối... và cho uống nước ấm, nước muối để tăng sức đề kháng.
Đồng chí Lù Xuân Thắng, Trưởng trạm Thú y huyện cho biết: Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, nhưng do có kinh nghiệm nênnhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đã chuẩn bị đầy đủ thức ăn gồm: Rơm khô, cỏ tươi để cho đàn trâu, bò ăn trong những ngày mưa, rét không chăn thả được.
Đặc biệt, huyện đã tăng cường kiểm soát dịch bệnh, triển khai cấp phát thuốc cho các xã, thị trấn thực hiện tiêm phòng vụ Thu – đông với hơn 242.555 liều vắc xin các loại; thực hiện phun định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các khu vực chăn nuôi được 1.000 lít/550.000 m²... Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện nhìn chung ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.


Có thể bạn quan tâm

Giá Trứng Hạ, Người Nuôi Cút Gặp Khó Giá Trứng Hạ, Người Nuôi Cút Gặp Khó

Hơn tháng qua, giá trứng cút liên tục giảm khiến cho người nuôi ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) gặp khó khăn; nhiều hộ phải giảm đàn, bỏ trống chuồng.

07/10/2013
Hội Thảo Kỹ Năng Chăn Nuôi Và Dự Phòng Lây Nhiễm Bệnh Trên Động Vật Hội Thảo Kỹ Năng Chăn Nuôi Và Dự Phòng Lây Nhiễm Bệnh Trên Động Vật

Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford - Anh quốc vừa phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Chi cục thú y Đồng Tháp tổ chức chương trình Hội thảo kỹ năng chăn nuôi và dự phòng lây nhiễm bệnh trên động vật. Trên 60 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Châu Thành tham gia.

07/10/2013
Nghề Nuôi Ong Lấy Mật Nghề Nuôi Ong Lấy Mật

Ở xã chuyên canh nhãn Nhị Quí (Cai Lậy - Tiền Giang), ngoài vườn cây ăn trái, nhiều hộ dân đã gắn bó lâu năm với nghề nuôi ong lấy mật. Nuôi ong chi phí đầu tư không cao, đem lại thu nhập khá nếu nắm vững kỹ thuật chăm sóc và có niềm đam mê với nghề.

07/10/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Rô Đồng Làm Giàu Từ Nuôi Cá Rô Đồng

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn xã Chí Hòa (Hưng Hà - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi cá rô đồng của ông Bùi Văn Tài, thôn Vị Giang là một điển hình. Nhờ nuôi cá rô đồng mà đến nay gia đình ông Tài đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

08/10/2013
Khuyến Khích Phát Triển Chăn Nuôi Tập Trung Quy Mô Lớn Khuyến Khích Phát Triển Chăn Nuôi Tập Trung Quy Mô Lớn

Năm 2013, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả không đạt kế hoạch đề ra, người chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do giá thức ăn tăng cao, giá bán ra thị trường thấp. Trước thực trạng thua lỗ, người chăn nuôi khó có thể tăng đàn.

08/10/2013