Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đây là thời điểm tốt để tái canh cao su

Đây là thời điểm tốt để tái canh cao su
Ngày đăng: 20/10/2015

Đây là thông tin được Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) đưa ra tại hội thảo giới thiệu về tính hợp pháp của gỗ cho ngành cao su do hiệp hội tổ chức tại TPHCM vào ngày 14-10.

Theo tính toán của VRA, nếu căn cứ trên diện tích cao su trồng từ năm 1981 đến nay, diện tích cây cao su đến thời kỳ thanh lý trồng lại từ năm 2016 đến 2040 sẽ vào khoảng 15.000 -30.000 héc ta mỗi năm.

Có thời điểm sẽ trên 48.000 héc ta/nămLượng gỗ cao su cung cấp cho thị trường khoảng từ 3-9 triệu mét khối gỗ tròn, tương đương từ 0,4 -1,4 triệu mét khối gỗ sơ chế mỗi năm.

Giá trị gỗ cao su có thể mang lại cho người trồng từ 100-140 triệu đồng/héc ta, trong khi chi phí đầu tư cho 1 héc ta từ khi mới trồng đến khi khai thác mủ trong 6-8 năm đầu là khoảng từ 70-100 triệu đồng/héc ta.

Vì thế, theo bà  Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng VRA, vào thời điểm này, người trồng cao su có thể chặt bỏ vườn cao su già cỗi để tái canh trở lại.

“Hiện giá cao su đang xuống thấp, một phần do cung vượt quá cầu, vì thế, đây là lúc thích hợp để người dân, doanh nghiệp có vườn cao su già cỗi có thể tái canh trở lạiCách này cũng giúp giảm nguồn cung mủ cao su và như vậy có thể tác động đến giá cao su tăng trở lại”, bà Hoa nói.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá cao su xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 1.451 đô la Mỹ/tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2014Hiện tại, giá cao su loại SVR3L tại các tỉnh Đông Nam bộ, Miền trung dao động từ 27.000 -27.3000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với thời điểm trung tuần tháng 5-2015.

Liên quan đến gỗ cao su, bà Hoa cho biết, hiện nay, nguồn gỗ này của Việt Nam đang xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung QuốcLâu nay, những quốc gia này chưa đòi hỏi bên xuất khẩu phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nhưng trong thời gian tới họ sẽ đưa ra yêu cầu này.

Theo VRA, hiện tại, cao su Việt Nam đang trồng trên đất lâm nghiệp và đều là sản phẩm hợp phápTuy nhiên, cái khó là lâu nay doanh nghiệp chưa quan tâm đến những thủ tục, quy định nên chưa làm và trong xu thế hội nhập,  thời gian tới, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải có chứng chỉ cho gỗ cao su khi xuất khẩu, là yêu cầu không thể thiếu trong các hợp đồng mua bán gỗ các loại.


Có thể bạn quan tâm

Sản lượng lúa Việt Nam năm 2015 dự báo tăng lên 45 triệu tấn Sản lượng lúa Việt Nam năm 2015 dự báo tăng lên 45 triệu tấn

Sản lượng lúa của Việt Nam năm 2015 dự đoán tăng lên 45 triệu tấn, tăng 0,3% so với năm trước, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

02/10/2015
Malaysia đặt mục tiêu tự túc lúa gạo vào năm 2020 Malaysia đặt mục tiêu tự túc lúa gạo vào năm 2020

Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu hoàn toàn tự túc lúa gạo vào năm 2020, Reuters trích dẫn nguồn tin địa phương cho biết.

02/10/2015
Đâu là giải pháp căn cơ cho nghề nuôi cá tra, basa Đâu là giải pháp căn cơ cho nghề nuôi cá tra, basa

Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc cho biết gần đây, báo kinh tế LES ÉCO của Ma-rốc đăng tải bài viết có nhan đề “Nhập khẩu cá Basa: Mối nguy hiểm cho các món ăn của chúng ta”.

02/10/2015
Cần áp dụng kỹ thuật canh tác mới để nâng cao hiệu quả sản xuất Cần áp dụng kỹ thuật canh tác mới để nâng cao hiệu quả sản xuất

Ngày 29/9, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải; Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Ðằng;

02/10/2015
Hội nghị tổng kết mô hình nuôi lươn đồng trong bể xi măng không bùn Hội nghị tổng kết mô hình nuôi lươn đồng trong bể xi măng không bùn

Ngày 29/9/2015, tại hộ anh Trần Văn Phòng, thôn Liễu Dinh, xã Trường Thọ, huyện An Lão (Hải Phòng), Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi lươn đồng trong bể xi măng không bùn.

02/10/2015