Đậu xanh vào mùa thu hoạch
Xã Khánh Bình Tây là địa phương trồng nhiều vụ đậu xanh dưới ruộng nhất và nhiều nhất của huyện Trần Văn Thời. Tập trung nhiều ở các ấp: Cơi 5A, Cơi 5B, Ðá Bạc, Cơi Tư và rải rác ở ấp Cơi 6B. Từ việc trồng đậu xanh, nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Sau nhiều năm khẳng định được hiệu quả kinh tế của việc trồng đậu xanh, đến nay, chị Nguyễn Thị Hồng Gấm, ấp Cơi 5A, xã Khánh Bình Tây, mạnh dạn trồng đậu xanh hết diện tích đất. Hiện gia đình chị thu hoạch xong đợt 1, đang chuẩn bị thu hoạch đợt còn lại. Ước bình quân mỗi công trên 200 kg đậu hột. Với mức giá hiện nay là 26.000 đồng/kg, vụ đậu xanh năm nay gia đình chị thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Chị Gấm thông tin thêm, mấy năm nay nhiều hộ mở rộng diện tích trồng đậu xanh dưới ruộng nên các chị em thành lập tổ thu hoạch đậu xanh vần công. Nhờ vậy mà không tốn kém chi phí thuê nhân công vào thời điểm thu hoạch.
Nếu như năm trước chỉ có vài hộ nông dân trồng đậu xanh thử nghiệm, diện tích vài công thì năm nay, nông dân ấp 8, xã Khánh Bình Ðông mạnh dạn mở rộng diện tích lên 15 ha, với 19 hộ tham gia. Vụ đậu xanh năm nay chị Tăng Thu Huyền, ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, trồng 3 công, ước tính mỗi công thu hoạch từ 150 - 200 kg. Nếu mức giá ổn định như hiện nay thì gia đình chị có lãi từ 8 - 9 triệu đồng.
Ông Dương Văn Hoà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Bình Ðông, cho biết, vụ đậu xanh năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, hiện bà con đang khẩn trương thu hoạch đợt đầu. Giá đậu xanh được các thương lái chào hàng tương đối cao, dao động từ 24.000 - 25.000 đồng/kg, cao hơn từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Ở mức giá này thì người trồng đậu xanh có thu nhập khá.
Trồng đậu xanh dưới ruộng không chỉ đem lại thu nhập cho nông dân, tránh lãng phí đất, mà còn tạo việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương. Chị Ngô Thị Dễ, ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, chia sẻ: “Hiện giờ, ngoài đồng ruộng cũng chẳng có việc gì làm. Tranh thủ lúc rảnh rỗi, tôi đi bẻ đậu xanh mướn cho bà con. 1 ngày ráng làm, bẻ được 25 thùng, mỗi thùng chủ ruộng trả 6.000 đồng”.
Chị Nguyễn Thị Ðát, ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, cũng cho biết, công việc bẻ đậu xanh mướn này cũng không cực khổ lắm, tranh thủ thời gian rảnh cũng kiếm được mấy chục ngàn đồng/ngày, xoay xở trong gia đình.
Vào những ngày này, tại các ruộng trồng đậu xanh ở xã Khánh Bình Ðông, không chỉ có chị Dễ, chị Ðát làm công việc thu hoạch đậu xanh mướn mà còn có các em học sinh. Tranh thủ thời gian 1 buổi không đến trường, các em bẻ đậu xanh mướn cũng kiếm thêm được ít tiền phụ cha mẹ lo chuyện học hành.
Có thể bạn quan tâm

Gần 1 năm qua, giá dừa liên tục giảm, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Riêng khu vực Trung Đông - một trong những thị trường tiêu thụ dừa Bến Tre còn bị bất ổn về chính trị.

Vụ xuân 2012, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã phối hợp với Công ty cổ phần Đại Thành triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai đơn GS8 tại xã Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường.

Nghị quyết 03 của Huyện ủy Phú Tân về phát động đảng viên và nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái và sạ, cấy lúa tăng thu nhập đã được cán bộ, nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình đa dạng, phong phú. Mô hình trồng khoai mì trên bờ vuông tôm của ông Nguyễn Văn Tâm, ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái là một điển hình.

Thạc sĩ Dương Thọ Trường, Chi cục Phó Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Cá điêu hồng ở tỉnh Đồng Tháp không bị nhiễm chất Trifluralin.

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!