Đậu tương cây vụ Đông chủ lực của Phúc Thọ

Ngoài ra có 600ha ngô, hơn 50ha cây bí xanh, còn lại là lạc, khoai lang, khoai tây và các loại rau màu khác.
Để đạt được mục tiêu tăng giá trị và hiệu quả canh tác, huyện Phúc Thọ đã triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông từ rất sớm.
Ngay từ đầu tháng 8, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn mở các lớp tập huấn trồng cây vụ Đông cho nông dân.
Trong đó định hướng bà con chọn 100% các giống có năng suất cao và ngắn ngày như giống ngô NK4300, NK66, ngô nếp MX10, MX2, HN88 hay đối với cây đậu tương khuyến khích gieo trồng các giống DT84, DT90…
Với phương châm “thu hoạch lúa mùa đến đâu, trồng cây vụ Đông đến đó”, các xã, thị trấn đã hướng dẫn bà con nông dân thu hoạch nhanh, gọn lúa mùa để kịp thời trồng cây vụ Đông, áp dụng rộng rãi biện pháp làm đất tối thiểu.
Theo Trạm Khuyến nông huyện Phúc Thọ, đối với vụ Đông, thời vụ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất, hiệu quả của cây trồng, nhất là cây ngô, đậu tương.
Vì vậy, huyện yêu cầu các xã, thị trấn chỉ đạo các HTX nông nghiệp vận động bà con gieo trồng vụ Đông sớm, để cây trồng sinh trưởng, thụ phấn khi nhiệt độ còn cao.
Cụ thể, thời vụ trồng ngô, đậu tương hoàn thành trước ngày 10/10, khoai lang trồng xong trước ngày 20/10, khoai tây trồng xong trước ngày 15/11. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục mở rộng các diện tích trồng hoa, cây cảnh và các loại rau có giá trị, năng suất cao.
Bà Khuất Thúy Thỏa - Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phúc Thọ cho biết, thời tiết những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 có nắng nhẹ, khô ráo nên rất thuận lợi cho việc gieo trồng cây vụ Đông.
Đến nay, toàn huyện đã trồng được 1.300ha, đạt hơn 40% kế hoạch, trong đó, các xã có diện tích gieo trồng đạt cao là Xuân Phú, Võng Xuyên, Vân Nam, Phúc Hòa, Cẩm Đình...
Theo bà Thỏa, đối với Phúc Thọ, vụ Đông năm nay, đậu tương vẫn được xác định là cây trồng chủ lực nên các xã, thị trấn đang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng.
Đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được hơn 600ha đậu tương, đạt 37% kế hoạch. Huyện đang chỉ đạo các HTX nông nghiệp vận động bà con phấn đấu trồng hết diện tích cây đậu tương theo kế hoạch trước ngày 10/10.
Đáng chú ý, để đảm bảo nước cho việc tưới thuận lợi, huyện Phúc Thọ đã quy hoạch các vùng trồng cây vụ Đông tập trung, gọn vùng, gọn thửa.
Cùng với đó, Phòng Kinh tế huyện cũng đã có hướng dẫn các HTX thực hiện tốt quy trình đồng bộ từ dự tính, dự báo và tổ chức phòng trừ sâu bệnh triệt để.
Trong đó, giao đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh, nhất là các loại sâu bệnh dễ phát sinh trong vụ Đông như sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu tơ…
Có thể bạn quan tâm

Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Bắc Ninh. Trong nhiều năm qua, nghề này chưa có bước phát triển đáng kể bởi những người nuôi ong trong tỉnh chủ yếu vẫn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại trồng trọt của tỉnh đã tăng lên đáng kể, cây cối phát triển xanh tươi, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong... Một số hộ nông dân tại các địa phương như Phật Tích, Việt Đoàn (Tiên Du), Nam Sơn (T.P Bắc Ninh) và Tân Lãng (Lương Tài)... đã biết tận dụng cơ hội phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.

Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.

Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.