Đậu tương cây vụ Đông chủ lực của Phúc Thọ

Ngoài ra có 600ha ngô, hơn 50ha cây bí xanh, còn lại là lạc, khoai lang, khoai tây và các loại rau màu khác.
Để đạt được mục tiêu tăng giá trị và hiệu quả canh tác, huyện Phúc Thọ đã triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông từ rất sớm.
Ngay từ đầu tháng 8, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn mở các lớp tập huấn trồng cây vụ Đông cho nông dân.
Trong đó định hướng bà con chọn 100% các giống có năng suất cao và ngắn ngày như giống ngô NK4300, NK66, ngô nếp MX10, MX2, HN88 hay đối với cây đậu tương khuyến khích gieo trồng các giống DT84, DT90…
Với phương châm “thu hoạch lúa mùa đến đâu, trồng cây vụ Đông đến đó”, các xã, thị trấn đã hướng dẫn bà con nông dân thu hoạch nhanh, gọn lúa mùa để kịp thời trồng cây vụ Đông, áp dụng rộng rãi biện pháp làm đất tối thiểu.
Theo Trạm Khuyến nông huyện Phúc Thọ, đối với vụ Đông, thời vụ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất, hiệu quả của cây trồng, nhất là cây ngô, đậu tương.
Vì vậy, huyện yêu cầu các xã, thị trấn chỉ đạo các HTX nông nghiệp vận động bà con gieo trồng vụ Đông sớm, để cây trồng sinh trưởng, thụ phấn khi nhiệt độ còn cao.
Cụ thể, thời vụ trồng ngô, đậu tương hoàn thành trước ngày 10/10, khoai lang trồng xong trước ngày 20/10, khoai tây trồng xong trước ngày 15/11. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục mở rộng các diện tích trồng hoa, cây cảnh và các loại rau có giá trị, năng suất cao.
Bà Khuất Thúy Thỏa - Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phúc Thọ cho biết, thời tiết những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 có nắng nhẹ, khô ráo nên rất thuận lợi cho việc gieo trồng cây vụ Đông.
Đến nay, toàn huyện đã trồng được 1.300ha, đạt hơn 40% kế hoạch, trong đó, các xã có diện tích gieo trồng đạt cao là Xuân Phú, Võng Xuyên, Vân Nam, Phúc Hòa, Cẩm Đình...
Theo bà Thỏa, đối với Phúc Thọ, vụ Đông năm nay, đậu tương vẫn được xác định là cây trồng chủ lực nên các xã, thị trấn đang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng.
Đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được hơn 600ha đậu tương, đạt 37% kế hoạch. Huyện đang chỉ đạo các HTX nông nghiệp vận động bà con phấn đấu trồng hết diện tích cây đậu tương theo kế hoạch trước ngày 10/10.
Đáng chú ý, để đảm bảo nước cho việc tưới thuận lợi, huyện Phúc Thọ đã quy hoạch các vùng trồng cây vụ Đông tập trung, gọn vùng, gọn thửa.
Cùng với đó, Phòng Kinh tế huyện cũng đã có hướng dẫn các HTX thực hiện tốt quy trình đồng bộ từ dự tính, dự báo và tổ chức phòng trừ sâu bệnh triệt để.
Trong đó, giao đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh, nhất là các loại sâu bệnh dễ phát sinh trong vụ Đông như sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu tơ…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.

Nhiều trang trại cho biết, hiện gà đã quá thời hạn xuất chuồng nhưng không thể bán được. Nguồn cung gà thịt hiện đang rất dư thừa, trong khi thị trường lại không mặn mà với sản phẩm này, người tiêu dùng e dè với thịt gà, do đó lượng gà tồn kho đang rất lớn.

Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr