Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, đây là một trong số rất ít dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh ta, lớn cả về quy mô cũng như vốn đầu tư và đang mở ra nhiều cơ hội cho người nông dân.
Sau nhiều năm khởi động chương trình trồng cây cao su, đặc biệt sau khi nhiều ha cao su gục ngã bởi khí hậu khắc nghiệt của mùa Đông 2010;việc nghiên cứu, thử nghiệm cây cao su trên vùng đất mới được tiến hành thận trọng hơn.
Từ kết quả khảo nghiệm, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã lựa chọn và trồng được 1.400 ha cao su với các giống chịu lạnh IAN-873, VNg-774 và Vng-772. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang mạnh dạn thực hiện dự án với tổng vốn trên nghìn tỷ đồng, trồng, chăm sóc, khai thác, kinh doanh 10 nghìn ha cao su tại huyện Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang.
Dự án nhằm cung cấp nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ cây cao su, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, nâng cao thu nhập.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I thực hiện đến cuối năm 2015, trồng thử nghiệm 2 nghìn ha cao su; giai đoạn II từ 2016-2020 trồng tiếp 8 nghìn ha còn lại khi được UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.

Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.

Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.