Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, đây là một trong số rất ít dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh ta, lớn cả về quy mô cũng như vốn đầu tư và đang mở ra nhiều cơ hội cho người nông dân.
Sau nhiều năm khởi động chương trình trồng cây cao su, đặc biệt sau khi nhiều ha cao su gục ngã bởi khí hậu khắc nghiệt của mùa Đông 2010;việc nghiên cứu, thử nghiệm cây cao su trên vùng đất mới được tiến hành thận trọng hơn.
Từ kết quả khảo nghiệm, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã lựa chọn và trồng được 1.400 ha cao su với các giống chịu lạnh IAN-873, VNg-774 và Vng-772. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang mạnh dạn thực hiện dự án với tổng vốn trên nghìn tỷ đồng, trồng, chăm sóc, khai thác, kinh doanh 10 nghìn ha cao su tại huyện Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang.
Dự án nhằm cung cấp nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ cây cao su, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, nâng cao thu nhập.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I thực hiện đến cuối năm 2015, trồng thử nghiệm 2 nghìn ha cao su; giai đoạn II từ 2016-2020 trồng tiếp 8 nghìn ha còn lại khi được UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình của gia đình anh Võ Tá Lan, xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Với diện tích trên 3.000m2, 3 năm liền anh nuôi tôm càng xanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Từ ngày 15/11/2013 – 31/01/2014 thả giống tôm Thẻ chân trắng (đối với những vùng nuôi có điều kiện). Tuy nhiên trong thời gian này, người nuôi cần thận trọng và có giải pháp phòng bệnh thân đỏ đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ.

Sáng 12.11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.

Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.

Ngày nay, các món ăn từ dế đã trở thành đặc sản nhưng nguồn dế tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nông dân trẻ đã tìm tòi và nuôi thành công loài vật này, giúp tăng thu nhập gia đình, có điều kiện vươn lên làm giàu. Anh Trần Quốc Trí (ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang) là một trong số đó.