Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, đây là một trong số rất ít dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh ta, lớn cả về quy mô cũng như vốn đầu tư và đang mở ra nhiều cơ hội cho người nông dân.
Sau nhiều năm khởi động chương trình trồng cây cao su, đặc biệt sau khi nhiều ha cao su gục ngã bởi khí hậu khắc nghiệt của mùa Đông 2010;việc nghiên cứu, thử nghiệm cây cao su trên vùng đất mới được tiến hành thận trọng hơn.
Từ kết quả khảo nghiệm, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã lựa chọn và trồng được 1.400 ha cao su với các giống chịu lạnh IAN-873, VNg-774 và Vng-772. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang mạnh dạn thực hiện dự án với tổng vốn trên nghìn tỷ đồng, trồng, chăm sóc, khai thác, kinh doanh 10 nghìn ha cao su tại huyện Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang.
Dự án nhằm cung cấp nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ cây cao su, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, nâng cao thu nhập.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I thực hiện đến cuối năm 2015, trồng thử nghiệm 2 nghìn ha cao su; giai đoạn II từ 2016-2020 trồng tiếp 8 nghìn ha còn lại khi được UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản.
Có thể bạn quan tâm

Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi bò đã được cán bộ Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên giới thiệu về đặc tính sinh trưởng của các loại giống bò hiện có tại Việt Nam; Phổ biến các kiến thức về kỹ thuật trồng các loại cỏ và giới thiệu một số loại cỏ cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: cỏ sả, cỏ VA06, cỏ Mulato;

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.

Với tổng kinh phí gần 360 triệu đồng, tháng 5/2014, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã đã đưa vào trồng thử nghiệm 6ha, trong đó: 3ha lúa chịu hạn PT13 và 3ha trồng các loại cây họ đậu cải tạo đất (đậu mèo, đậu triều, đậu nho nhe). 201 hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc. Sau hơn 4 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, đến nay diện tích trồng lúa chịu hạn đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 35 – 40 tạ/ha.

Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.

Cá lăng là một trong những đặc sản của sông Đồng Nai. Khi nghề nuôi cá lăng mới rộ, nhiều nông dân thu lãi tiền tỷ. Năm nay, tuy các bè nuôi cá trúng về sản lượng nhưng đã qua thời lãi “khủng” vì loại đặc sản này ngày càng mất giá.