Đầu Tư Tiền Tỷ Làm Nhà... Nuôi Yến

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.
Phong trào này nhanh chóng lan khắp các xã của huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè...
Không chỉ ngoại thành, nhiều khu vực nội thành nhà nuôi yến cũng mọc tràn lan. Tại Cù lao Long Phước (quận 9), khu dân cư Nam Long (quận 9), đường D5 (Bình Thạnh), 3.2 (quận 10), Huỳnh Tấn Phát (quận 7)... dù giữa khu dân cư đông đúc nhưng vẫn xuất hiện nhiều nhà dẫn dụ yến.
Việc nuôi yến trong khu dân cư khiến nhiều người dân khổ vì phân vương vãi khắp nơi và bốc mùi khó chịu. Sinh hoạt gia đình bị ảnh hưởng do âm thanh dụ yến phát liên tục trong ngày.
Ông Phạm Trọng Đức- Phó phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho biết, hiện nay việc nuôi yến đã lan sang nhiều khu vực của huyện với con số khoảng 200 nhà. Huyện chưa dám cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến, nhưng người dân lách luật bằng cách xin cấp phép xây nhà ở rồi trên cơ sở đó chuyển đổi công năng thành nhà nuôi chim yến. Vấn đề này huyện không biết xử lý như thế nào vì chưa có văn bản hướng dẫn.
Ông Huỳnh Tấn Phát - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 402 nhà nuôi yến. Thành phố đang soạn thảo quy chế, quy định tạm thời về hoạt động dẫn dụ, nuôi yến trong nhà và đang được xem xét để thông qua.
“Riêng đối với các hộ nuôi yến trong khu dân cư, những nhà yến tồn tại trước khi ban hành quy chế, nếu không phù hợp sẽ có biện pháp điều chỉnh, khắc phục. Sau đó thành phố sẽ có lộ trình di dời” - ông Phát nói.
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong chương trình “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”, Sở Công thương Đà Nẵng vừa tổ chức hội nghị “kết nối cung- cầu sản phẩm của doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng” với sự tham dự của các hiệp doanh doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) đã có trên 67 ha mì (sắn) bị bệnh rệp sáp bột hồng, tập trung ở các xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Sơn và thị trấn Krông Kmar.

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Quang Húc cho biết, đời sống của hơn 4.000 người dân nơi đây vẫn chủ yếu dựa vào SXNN. Tuy nhiên, trồng lúa chỉ giúp dân chủ động lương thực, chứ để làm giàu có thì rất khó. Sông Bứa chạy qua xã Quang Húc có độ dài khoảng 3 km, nguồn nước tương đối sạch.

Theo Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp), đến nay, số lượng thả nuôi tôm càng xanh chưa nhiều do nắng nóng kéo dài, đồng thời nhiều người đang phân vân chọn nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Tình hình này sẽ khiến cho việc cung ứng tôm giống thiếu cục bộ khi người nuôi có nhu cầu thả nuôi trong cùng một thời điểm...

Trong thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mua giống tiêu lạ ghép mới có gốc ghép giống với tiêu rừng (tiêu trầu) hay tiêu Nam Mỹ về trồng. Theo cơ quan chuyên môn thì giống tiêu này chưa từng được trồng khảo nghiệm tại địa phương.