Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Tư Tiền Tỷ Làm Nhà... Nuôi Yến

Đầu Tư Tiền Tỷ Làm Nhà... Nuôi Yến
Ngày đăng: 18/06/2013

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.

Phong trào này nhanh chóng lan khắp các xã của huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè...

Không chỉ ngoại thành, nhiều khu vực nội thành nhà nuôi yến cũng mọc tràn lan. Tại Cù lao Long Phước (quận 9), khu dân cư Nam Long (quận 9), đường D5 (Bình Thạnh), 3.2 (quận 10), Huỳnh Tấn Phát (quận 7)... dù giữa khu dân cư đông đúc nhưng vẫn xuất hiện nhiều nhà dẫn dụ yến.

Việc nuôi yến trong khu dân cư khiến nhiều người dân khổ vì phân vương vãi khắp nơi và bốc mùi khó chịu. Sinh hoạt gia đình bị ảnh hưởng do âm thanh dụ yến phát liên tục trong ngày.

Ông Phạm Trọng Đức- Phó phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho biết, hiện nay việc nuôi yến đã lan sang nhiều khu vực của huyện với con số khoảng 200 nhà. Huyện chưa dám cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến, nhưng người dân lách luật bằng cách xin cấp phép xây nhà ở rồi trên cơ sở đó chuyển đổi công năng thành nhà nuôi chim yến. Vấn đề này huyện không biết xử lý như thế nào vì chưa có văn bản hướng dẫn.

Ông Huỳnh Tấn Phát - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 402 nhà nuôi yến. Thành phố đang soạn thảo quy chế, quy định tạm thời về hoạt động dẫn dụ, nuôi yến trong nhà và đang được xem xét để thông qua.

“Riêng đối với các hộ nuôi yến trong khu dân cư, những nhà yến tồn tại trước khi ban hành quy chế, nếu không phù hợp sẽ có biện pháp điều chỉnh, khắc phục. Sau đó thành phố sẽ có lộ trình di dời” - ông Phát nói.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Bắp Lấy Thân Trồng Bắp Lấy Thân

Trong khi một số vùng trồng bắp lấy hạt bị thất mùa do ảnh hưởng thời tiết thì mô hình trồng bắp lấy thân để bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) mở ra hướng làm ăn mới…

26/07/2013
Giàu Lên Nhờ Mô Hình Lợn - Cá Giàu Lên Nhờ Mô Hình Lợn - Cá

Điểm nhấn trong bức tranh khởi sắc về kinh tế nông hộ của xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) những năm qua có thể kể đến là mô hình kinh tế lợn - cá. Nhờ mô hình này mà hàng chục hộ nông dân nơi đây đã trở thành triệu phú với mức thu nhập bình quân hàng năm sau khi trừ chi phí đạt từ 150 - 200 triệu đồng/mô hình.

11/04/2013
Tái Canh Cà Phê Trên Đất Luân Canh Tái Canh Cà Phê Trên Đất Luân Canh

Điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, hiện có khoảng 38% diện tích cà phê tái canh của hộ gia đình ở vùng Tây Nguyên (trong đó có Lâm Đồng) đang bị vàng lá, khô cành… do trồng trên đất không đủ thời gian luân canh, nên đã tạo ra môi trường thuận lợi để các tuyến trùng phát triển nhanh trong đất, gây hại bộ rễ cây.

09/07/2013
Trộm Cả Cam, Bưởi Trộm Cả Cam, Bưởi

Trong 2 tháng qua, nhiều nhà vườn trồng cam sành và bưởi Năm Roi, bưởi da xanh ở ĐBSCL phải mất ăn, mất ngủ vì nạn trộm. Dù đã có kẻ bị xử phạt hành chính lẫn hình sự nhưng nạn trộm cắp vẫn chưa có chiều hướng giảm vì giá 2 loại nông sản này đang sốt

26/07/2013
Bưởi Da Xanh Liên Tục Được Giá, Đắt Hàng Bưởi Da Xanh Liên Tục Được Giá, Đắt Hàng

Ông Hồ Văn Tốp, xã viên HTX bưởi da xanh Sông Xoài (huyện Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, từ đầu năm đến nay, bưởi da xanh luôn nằm ở mức giá cao, thị trường tiêu thụ ổn định, cung không đủ cầu nên người trồng bưởi yên tâm sản xuất.

26/07/2013