Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Tư Hạ Tầng Vùng Nuôi

Đầu Tư Hạ Tầng Vùng Nuôi
Ngày đăng: 13/01/2014

Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề (Sóc Trăng) tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn.

Huyện Trần Đề là của vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của Sóc Trăng, với 4.100 ha nuôi tôm thì có đến 3.200 ha nuôi công nghiệp, nên sản lượng tôm nuôi năm 2013 đạt được trên 13.000 tấn, chiếm gần 20% sản lượng nuôi toàn tỉnh. Sau 2 năm thiệt hại, nông dân Trần Đề đã ứng dụng nhiều biện pháp nuôi an toàn, ý thức người nuôi cao hơn, hạn chế thấp nhất rủi ro, có thể xem đây là sự tiến bộ tích cực để giữ vùng nuôi an toàn trong xu thế phát triển cho những năm tiếp theo.

Trần Đề được chọn là vùng nuôi tôm thâm canh có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cao trong năm 2014, nên hạ tầng thủy lợi đang được tập trung để giải quyết căn bản tình trạng tồn đọng môi trường vùng nuôi. Hiện nay nông dân đang khẩn trương cải tạo ao để bắt đầu cho mùa vụ mới. Hiện đã có trên 300 ha được thả giống, mức độ thiệt hại chưa đáng kể, cho thấy điều kiện môi trường, thời tiết khá thuận lợi ngay từ đầu vụ.

Ông Nguyễn Văn Xem ở ấp Nam Chánh, xã Lịch Hộ Thượng cho biết: “Hai năm vừa qua tình hình nuôi tôm khá thuận lợi đạt được năng suất cao, giảm thiệt hại. Cái quan trọng là thủy lợi cơ bản tốt, thông thoáng, không còn tồn đọng môi trường nên bà con rất phấn khởi”. Ông Trần Ngọc Hải ở ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng cho biết: “Năm nay thủy lợi ở đây thông thoáng, hiệu quả nuôi rất tốt nên bà con vùng này, nhất là vụ tôm năm nay ai cũng thấy an tâm”.

Từng bước hoàn thiện hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt cho vùng nuôi, vai trò của Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh là những người tâm huyết với nghề nuôi tôm nước lợ, đi đầu trong ứng dụng quy trình nuôi tiên tiến nhất để nhân rộng, với mục tiêu vừa nâng sản lượng vừa giảm chi phí đầu vào.

Từ chính sách hỗ trợ tích cực của nhà nước, người nuôi tôm ở Trần Đề càng an tâm hơn trong mùa vụ mới. Ông Trần Hoàng Dũng - Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Đề cho biết: “Năm nay thiệt hại từ đầu vụ đến nay thấp. Do thời tiết, độ mặn nên tiến độ xuống giống chậm. Nếu như độ mặn lên cao thì diện tích thả giống sẽ tăng lên rất nhanh”.

Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn. Với diện tích nuôi chỉ chiếm 10% diện tích nhưng sản lượng chiếm từ 20% - 30% sản lượng tôm hàng năm của toàn tỉnh, nên mục tiêu phát triển thành vùng nuôi thâm canh có ứng dụng kỹ thuật cao, để nâng sản lượng tôm nuôi của Trần Đề là hướng đi phù hợp với nguyện vọng của người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều cán bộ thú y mất việc làm Nhiều cán bộ thú y mất việc làm

Mất cân đối ngân sách, buộc phải cho thôi việc lao động hợp đồng (LĐHĐ), không có kinh phí mua trang thiết bị y tế, người dân chưa hưởng lợi… Đó là nhận định của lãnh đạo ngành thú y các tỉnh, thành vùng ĐBSCL về việc thực hiện Thông tư 113 của Bộ Tài chính.

10/11/2015
Diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt 43.000ha Diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt 43.000ha

Tỉnh Lâm Đồng đang tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

10/11/2015
Tập trung trồng rừng thay thế vào vụ thu đông Tập trung trồng rừng thay thế vào vụ thu đông

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 đối với diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành theo quy định...

10/11/2015
Nguyên nhân vì đâu ĐBSCL khát lũ Nguyên nhân vì đâu ĐBSCL khát lũ

Dân Việt đã có loạt bài phản ánh tình trạng miền Tây lao đao bởi mùa lũ cạn. Vậy nguyên nhân vì đâu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại “khát lũ”? Phóng viên Dân Việt đã ghi nhận ý kiến của một số nhà khoa học.

11/11/2015
Áp lực hội nhập với nông dân Việt TPP là cái chi chi Áp lực hội nhập với nông dân Việt TPP là cái chi chi

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, đến thời điểm này, hầu hết nông dân được hỏi đều rất mù mờ với thông tin về TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Và theo đó, áp lực hội nhập với họ rất gay gắt.

11/11/2015