Đầu Tư Hạ Tầng, Nâng Dần Chất Lượng Giống Thủy Sản

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất giống thủy sản, TP Cần Thơ đang thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng như khu sản xuất giống thủy sản tập trung, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực nuôi cá tra. Đặc biệt, thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Giống thủy sản cấp I Cần Thơ tại huyện Vĩnh Thạnh để đưa vào hoạt động trong năm 2015.
Ngành nông nghiệp thành phố cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản trong và ngoài địa bàn. Đồng thời tăng cường công tác giám sát chất lượng con giống theo quy định.
Toàn TP Cần Thơ hiện có 105 cơ sở và 513 hộ dân chuyên sản xuất và cung ứng giống thủy sản với diện tích khoảng 966ha, gồm: giống cá tra, tôm sú, tôm càng xanh, các loại giống cá khác.
Diện tích ương cá tra giống năm 2014 đạt 659ha, bằng 69% so với năm 2013 với sản lượng cá tra giống cung ứng ra thị trường đạt 420 triệu giống, đủ cung cấp nhu cầu giống cho người nuôi cá tra trong thành phố và các tỉnh lân cận. Sản lượng tôm càng xanh giống xấp xỉ 15 triệu con, sản lượng tôm sú giống 100 triệu con, tôm thẻ 600 triệu con, các loại giống cá khác khoảng 120 triệu con.
Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân, cơ sở ương giống, trại sản xuất kinh doanh giống thủy sản chưa áp dụng quy phạm thực hành sản xuất tốt cùng các tiêu chuẩn chất lượng SQF, GlobalGAP hay VietGAP… nên chất lượng giống chưa ổn định.
Mặt khác, do tính mùa vụ trong nuôi thủy sản nên sản lượng giống khi thiếu, khi thừa, dẫn đến phong trào nuôi chưa ổn định. Đặc biệt là giống tôm càng xanh và cá tra luôn bất ổn về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu nuôi theo từng thời kỳ.
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=55&id=157786
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.

Nông dân xã Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang) đạt lợi nhuận cao từ mô hình trồng hành. Anh Lê Văn Hoàng, ngụ ấp Thạnh Hòa cho biết, gia đình trồng 2 công hành, năng suất gần tấn/công, bán với giá 7.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi 12 triệu đồng/công.

Anh Trần Thanh Phương (chủ cơ sở sản xuất - thương mại gạo Hạt Ngọc An Giang tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) cho biết: Giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 do anh trồng thử nghiệm tại ấp An Hòa, xã An Hòa (Châu Thành) trong vụ hè thu 2013 vừa thu hoạch đạt năng suất 600 kg/công (1.000m2), bán lúa khô giá 9.000 đồng/kg, lãi 3 triệu đồng/công. Theo anh Phương, giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (dòng F1) do anh mua của Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) 2,5kg về gieo mạ và cấy 2.500m2 tại Châu Thành. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này (vụ hè thu) là 115 ngày, cách chăm sóc gần giống như giống lúa OM 6976, lúa kháng bệnh tốt, kháng rầy nâu, bệnh cháy lá và đạo ôn... Do thời gian sinh trưởng hơi dài ngày nên anh không trồng vụ thu đông mà tiếp tục xin phép trồng thử nghiệm tiếp vụ đông xuân 2013 - 2014 tới. Nếu thành công trong vụ đông xuân, anh sẽ tổ chức sản xuất lúa hàng hóa, bởi được Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cung ứng giống và bao tiêu lúa hàng hóa với