Đầu Tư Hạ Tầng, Nâng Dần Chất Lượng Giống Thủy Sản

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất giống thủy sản, TP Cần Thơ đang thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng như khu sản xuất giống thủy sản tập trung, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực nuôi cá tra. Đặc biệt, thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Giống thủy sản cấp I Cần Thơ tại huyện Vĩnh Thạnh để đưa vào hoạt động trong năm 2015.
Ngành nông nghiệp thành phố cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản trong và ngoài địa bàn. Đồng thời tăng cường công tác giám sát chất lượng con giống theo quy định.
Toàn TP Cần Thơ hiện có 105 cơ sở và 513 hộ dân chuyên sản xuất và cung ứng giống thủy sản với diện tích khoảng 966ha, gồm: giống cá tra, tôm sú, tôm càng xanh, các loại giống cá khác.
Diện tích ương cá tra giống năm 2014 đạt 659ha, bằng 69% so với năm 2013 với sản lượng cá tra giống cung ứng ra thị trường đạt 420 triệu giống, đủ cung cấp nhu cầu giống cho người nuôi cá tra trong thành phố và các tỉnh lân cận. Sản lượng tôm càng xanh giống xấp xỉ 15 triệu con, sản lượng tôm sú giống 100 triệu con, tôm thẻ 600 triệu con, các loại giống cá khác khoảng 120 triệu con.
Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân, cơ sở ương giống, trại sản xuất kinh doanh giống thủy sản chưa áp dụng quy phạm thực hành sản xuất tốt cùng các tiêu chuẩn chất lượng SQF, GlobalGAP hay VietGAP… nên chất lượng giống chưa ổn định.
Mặt khác, do tính mùa vụ trong nuôi thủy sản nên sản lượng giống khi thiếu, khi thừa, dẫn đến phong trào nuôi chưa ổn định. Đặc biệt là giống tôm càng xanh và cá tra luôn bất ổn về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu nuôi theo từng thời kỳ.
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=55&id=157786
Có thể bạn quan tâm

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.

Theo đó, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học sẽ chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất, cách ương cấy meo, tạo phôi 7 loại nấm ăn và nấm dược liệu cho phía Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp. Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học kết thúc tốt đẹp với sự thống nhất cao giữa hai bên.

Theo lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), hiện đơn vị có 60 hộ xã viên với diện tích sản xuất khoảng 40 ha, cho sản lượng hành thương phẩm khoảng 720 tấn. Từ khi được thành lập cuối tháng 3/2014 đến nay, HTX hành tím Vĩnh Châu đã có dịp tham gia nhiều đoàn xúc tiến thương mại trong, ngoài nước và các cuộc hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.