Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Tư Chocánh Đồng Liên Kết

Đầu Tư Chocánh Đồng Liên Kết
Ngày đăng: 22/04/2014

Các doanh nghiệp VN đang ráo riết xây dựng các cánh đồng lớn liên kết với nông dân, với quyết tâm xây dựng thương hiệu lúa gạo VN. Phóng viên NTNN đã trò chuyện với tân Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Hùng Linh về vấn đề này.

Ông có thể cho biết những chuyển biến đáng chú ý về xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay?

- Đến ngày 10.4, chúng ta đã xuất khẩu được 1,325 triệu tấn gạo. Trong quý 1.2014, các doanh nghiệp (DN) đã tăng cường xuất khẩu vào cuối quý. Nếu tháng 1 và 2 giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái thì đến tháng 3 đã vực dậy còn giảm 15% so với cùng kỳ. Từ cuối tháng 3 đến nay có dấu hiệu tốt lên thông qua lượng đăng ký hợp đồng mới trong 10 ngày đầu tháng 4 là hơn 900.000 tấn, nâng tổng số hợp đồng đăng ký đến thời điểm lên hơn 2,72 triệu tấn gạo.

Dấu hiệu tốt thứ hai là thương mại biên giới lượng gạo xuất khẩu đi được rất lớn. Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất của VN trong quý 1, chiếm trên 40% sản lượng gạo xuất khẩu.

Dấu hiệu tốt thứ 3 là chúng ta vừa trúng thầu hợp đồng cung ứng 800.000 tấn gạo cho Philippines. Đây là thị trường lớn thứ 2 của VN trong xuất khẩu gạo và các hợp đồng tập trung mà chúng ta có được từ thị trường này giúp giữ giá rất nhiều cho thị trường lúa gạo trong nước.

Nhưng thực tế hiện tại giá lúa gạo trong nước vẫn đang giảm, thưa ông?

- Từ khi Bộ GTVT thực hiện công tác kiểm tra tải trọng xe container thì cước vận tải tăng đột biến và tiến độ giao hàng ra phía Bắc bị chậm lại, làm giá lúa gạo trong nước bị chững lại và giảm nhẹ. Tuy nhiên tôi tin rằng với việc vừa thắng thầu hợp đồng cung ứng 800.000 tấn gạo cho Philippines, giá lúa gạo trong nước sẽ nhích lên lại.

Đoàn công tác kiểm tra hoạt động tạm trữ lúa gạo vừa có chuyến kiểm tra tại Đồng Tháp, kết quả như thế nào, thưa ông?

- Qua kiểm tra bước đầu thì trong 131 DN được giao chỉ tiêu thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân vừa qua thì có 10 DN (với chỉ tiêu khoảng 40.000 tấn) đến giờ vẫn chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng nên chưa mua được kg gạo nào. Những DN này chúng tôi sẽ xem xét cắt chỉ tiêu thu mua tạm trữ để giao cho các DN khác nhằm bảo đảm tiến độ thu mua.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như thế, VFA sẽ điều hành như thế nào để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo có hiệu quả?

- Nhiệm vụ trọng tâm nhất trong công tác xuất khẩu gạo thời gian tới là chúng ta phải làm sao xây dựng được thương hiệu và chất lượng cho gạo VN. Điều này bắt buộc các DN phải có vùng nguyên liệu riêng liên kết được với nông dân trong sản xuất và xuất khẩu. Vấn đề này các DN cũng được Chính phủ và Bộ NNPTNT quan tâm hỗ trợ nhiều.

Cụ thể tôi được biết, Bộ NNPTNT sẽ thành lập một tổ gồm có Cục Trồng trọt, Sở NNPTNT các tỉnh, VFA và 2 Tổng Công ty Lương thực để chỉ đạo, hướng dẫn các DN cùng địa phương thực hiện liên kết ngay trong vụ hè thu này. VFA sẽ phối hợp cùng Sở NNPTNT các tỉnh lên kế hoạch, chọn một số vùng có điều kiện thích hợp để các DN thực hiện thí điểm liên kết làm cánh đồng lớn với nông dân. Mỗi cánh đồng liên kết phải có diện tích tối thiểu là 150ha.

Việc DN liên kết làm cánh đồng lớn với nông dân thời gian gần đây vẫn còn nhiều trắc trở và nhiều trường hợp bị phá vỡ hợp đồng, VFA có giải pháp nào không, thưa ông?

“Nông dân phải tập hợp lại thành hợp tác xã để có tư cách pháp nhân ký hợp đồng với doanh nghiệp. Từ đó những phát sinh khi hợp đồng bị phá vỡ cũng dễ dàng giải quyết hơn”. Ông Nguyễn Hùng Linh

- Thời gian qua các DN lương thực chỉ mới thí điểm làm cánh đồng lớn thông qua việc bao tiêu sản phẩm đầu ra nên mối liên kết này còn lỏng lẻo. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã thống nhất ngay từ vụ hè thu này, các DN sẽ bắt đầu đầu tư nguyên liệu đầu vào cho cánh đồng liên kết, trước mắt là khâu phân bón hoặc giống, sau phải là toàn bộ, và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Tùy theo thỏa thuận với nông dân, DN có thể chọn mô hình bao tiêu sản phẩm chốt một giá ngay từ đầu hoặc mua theo giá thị trường.

Mặt khác để mối liên kết được chặt chẽ hơn thì tư cách pháp nhân của nông dân tham gia cánh đồng lớn phải được nâng lên. Nông dân phải tập hợp lại thành hợp tác xã để có tư cách pháp nhân ký hợp đồng với doanh nghiệp. Từ đó những phát sinh khi hợp đồng bị phá vỡ cũng dễ dàng giải quyết hơn.

Yếu tố đồng đều của giống đã ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam. Theo ông, điều này sẽ được khắc phục thế nào?

- VFA đã thống nhất chọn giống Jasmine 85 để xây dựng thương hiệu lúa gạo VN do đây là là giống lúa chủ lực trong các dòng lúa thơm hiện nay. Bởi vài năm gần đây xuất khẩu gạo thơm của ta có sự tăng trưởng khá tốt. Gạo thơm xuất khẩu trong quý 1.2014 tăng gần 28% so với cùng kỳ với hơn 230.000 tấn. Các thị trường Trung Quốc và châu Phi ăn gạo thơm của Việt Nam ngày càng nhiều do giá cả của ta khá cạnh tranh so với giá gạo thơm của Thái Lan nên Bộ NNPTNT cũng xác định đây là mặt hàng ta có lợi thế cạnh tranh nhất.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

12/01/2015
Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

12/01/2015
Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Nỗi Lo Đầu Ra Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Nỗi Lo Đầu Ra

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.

12/01/2015
Tiền Giang Đưa Trên 15.000 Ha Mặt Nước Vào Nuôi Thủy Sản Tiền Giang Đưa Trên 15.000 Ha Mặt Nước Vào Nuôi Thủy Sản

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.

12/01/2015
Minh Phú Dùng Cá Rô Phi Kiểm Soát EMS Nhất Cử Lưỡng Tiện Minh Phú Dùng Cá Rô Phi Kiểm Soát EMS Nhất Cử Lưỡng Tiện

Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.

12/01/2015