Đầu Tư 29.000 M2 Nuôi Cá Nước Lạnh Tại Lạc Dương (Lâm Đồng)

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cấp phép đầu tư nuôi cá nước lạnh cho Công ty TNHH Kim Sa Thổ, số 107, Tự Phước, phường 11, Đà Lạt.
Với tổng diện tích 29.000m2 tại một phần tiểu khu 95, xã Đa Nhim, Lạc Dương, Công ty được triển khai trên các hạng mục gồm 20.000m2 nuôi cá tầm, cá hồi; 8.500m2 suối nước theo hiện trạng; 500m2 xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (trụ sở, kho, nhà ở công nhân, hệ thống xử lý nước thải…), tổng vốn đầu tư khoảng 2,9 tỷ đồng, thời gian thực hiện 50 năm, được miễn tiền thuê đất trong vòng 11 năm kể từ khi dự án đầu tư đi vào hoạt động; dự kiến sản lượng cá nước lạnh hàng năm nuôi trong hồ khoảng 16 tấn; bán ra khoảng 14 tấn.
Từ nay đến năm 2015, Công ty hoàn thành việc xây dựng cơ bản tất cả các hạng mục đầu tư; từ năm 2016 trở đi, bắt đầu sản xuất kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh những mặt tích cực mà Nghị định số 36/2014/NĐ- CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đem lại, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng vẫn còn một số bất cập liên quan đến phương thức quản lý và giá thành xuất khẩu.

Ngày 22-6, bà Nguyễn Thị Hòa, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho biết gia đình đang thu hoạch ớt với giá 45.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao so với nhiều năm qua, đã mang lại mức thu nhập khá cho người trồng ớt.

Tiếng thơm về quế Nậm Đét (Bắc Hà - Lào Cai) cùng câu chuyện “di thực” giống quế về trồng ở vùng đất này đã đi qua hơn 40 mùa quế dóc vỏ. Không riêng ở Nậm Đét, những đồi quế, nương quế trở thành nguồn thu nhập lớn cho nhiều gia đình trong tỉnh, làm “thay da, đổi thịt” biết bao miền quê. Đi đến đâu cũng nghe người dân bàn về việc trồng quế, nói chuyện về thu mua quế. Đó là câu chuyện của thời kỳ cây quế “lên ngôi”...

Thời gian qua, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã cải thiện thu nhập nhờ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen lấy gương. Tuy nhiên, việc tiêu thụ gương sen tại thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Để nghề trồng sen phát triển bền vững, nông dân rất cần có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm nhằm giúp giá cả đầu ra sản phẩm ổn định…

Hiện rệp sáp bột hồng phát sinh lây lan nhanh gây hại sắn trên diện rộng, đây là loại sâu hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ và là đối tượng dịch hại mới ở Việt Nam. Tiến sĩ Ignazio Graziosi, chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế khu vực châu Á (CIAT-Asia), đã đến Phú Yên để nghiên cứu mức độ gây hại và cách phòng trừ rệp sáp bột hồng. Báo Phú Yên phỏng vấn tiến sĩ Ignazio Graziosi xung quanh vấn đề này.