Đầu ra cho trái vải vẫn loay hoay

Câu chuyện tìm đầu ra cho trái vải vẫn còn loay hoay vì các khâu từ sản xuất đến bảo quản sau thu hoạch… chưa được làm chuyên nghiệp. Địa phương chưa có giải pháp rõ ràng, đơn vị phân phối dù nỗ lực nhưng vẫn còn gặp khó khăn.
Đại diện một hệ thống siêu thị cho biết vấn đề bảo quản rất quan trọng. Hiện nay khi nhập hàng, siêu thị phải bán hết trong ngày, thậm chí chưa tới một ngày. Nếu nhập hàng buổi sáng đến 2-3 giờ chiều phải giảm giá đẩy hàng ra để sáng hôm sau nhập tiếp hàng mới vào. Nếu có giải pháp để bảo quản trái vải được trong năm ngày thì số lượng tiêu thụ sẽ cao. Giải pháp tự tổ chức thu mua tại vùng nguyên liệu chỉ có những thương nhân lớn có lượng hàng tiêu thụ trăm ngàn tấn mỗi ngày mới có thể thực hiện được.
Một số ý kiến cho rằng chi phí vận chuyển và bảo quản đã làm cho trái vải khi đến tay người tiêu dùng thành phố cũng đội giá lên cao.
Ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cho biết buổi gặp gỡ hôm nay chỉ là bước chuẩn bị thông tin. Vào ngày 2-6 sẽ có thêm buổi hội thảo nữa để người trồng vải, người tiêu thụ gặp nhau. Đây là giải pháp trước mắt nhưng cần thiết. Theo thống kê, xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc là chính, chiếm 25% còn lại cơ bản là tiêu thụ trong nước. Tỉnh xác định thị trường trong nước là quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn, đầu mối là phía Nam nên chọn TP.HCM cùng các sở, ngành xúc tiến tiêu thụ trái vải.
Có thể bạn quan tâm

Từ những mô hình của Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, những diêm dân ở huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn chỉ quen với việc làm muối nay đã bắt đầu biết nuôi tôm và họ tự tin về những kế hoạch của mình.

Điểm lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhiều người không khỏi giật mình khi các cơ sở tư nhân đang chiếm lĩnh thị trường.

Song công nghiệp hóa sản xuất, chế biến trứng ở châu Á lại chưa phát triển và châu Á lại cũng là nơi bùng phát nhiều nhất trên thế giới về dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng đến độ an toàn của sản phẩm trứng.

Thiết bị “4 trong 1” này là sáng tạo của ông Nguyễn Văn Hai ở phường Xuân An, TP.Phan Thiết, Bình Thuận sẽ được T.Ư Hội NDVN trao giải Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ III, nhân Hội nghị NDSXKD giỏi lần này.

Lượng giống đậu tương cần 1,5 - 2kg/sào Bắc bộ. Thường sử dụng các giống ngắn ngày như: DT 99 và DT 12 có thời gian sinh trưởng 72 - 75 ngày. Làm mạ đậu tương: Cần 5- 6 m2 đất mạ cho 1 sào Bắc bộ. Dùng cát 70% + đất màu 30%, tạo độ xốp, trộn thành lớp đất dày 10cm trên nền đất cứng. Sử dụng 1,5 - 2kg giống tốt để làm mạ cho 1 sào Bắc bộ. Trải đất + cát dày 8cm, dùng ô doa tưới đẫm nước.