Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu ra cho trái vải vẫn loay hoay

Đầu ra cho trái vải vẫn loay hoay
Ngày đăng: 18/05/2015

Câu chuyện tìm đầu ra cho trái vải vẫn còn loay hoay vì các khâu từ sản xuất đến bảo quản sau thu hoạch… chưa được làm chuyên nghiệp. Địa phương chưa có giải pháp rõ ràng, đơn vị phân phối dù nỗ lực nhưng vẫn còn gặp khó khăn.

Đại diện một hệ thống siêu thị cho biết vấn đề bảo quản rất quan trọng. Hiện nay khi nhập hàng, siêu thị phải bán hết trong ngày, thậm chí chưa tới một ngày. Nếu nhập hàng buổi sáng đến 2-3 giờ chiều phải giảm giá đẩy hàng ra để sáng hôm sau nhập tiếp hàng mới vào. Nếu có giải pháp để bảo quản trái vải được trong năm ngày thì số lượng tiêu thụ sẽ cao. Giải pháp tự tổ chức thu mua tại vùng nguyên liệu chỉ có những thương nhân lớn có lượng hàng tiêu thụ trăm ngàn tấn mỗi ngày mới có thể thực hiện được.

Một số ý kiến cho rằng chi phí vận chuyển và bảo quản đã làm cho trái vải khi đến tay người tiêu dùng thành phố cũng đội giá lên cao.

Ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cho biết buổi gặp gỡ hôm nay chỉ là bước chuẩn bị thông tin. Vào ngày 2-6 sẽ có thêm buổi hội thảo nữa để người trồng vải, người tiêu thụ gặp nhau. Đây là giải pháp trước mắt nhưng cần thiết. Theo thống kê, xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc là chính, chiếm 25% còn lại cơ bản là tiêu thụ trong nước. Tỉnh xác định thị trường trong nước là quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn, đầu mối là phía Nam nên chọn TP.HCM cùng các sở, ngành xúc tiến tiêu thụ trái vải.


Có thể bạn quan tâm

Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.

11/11/2013
Tôm Nuôi Thiệt Hại Giảm, Xuất Khẩu Tăng Mạnh Tôm Nuôi Thiệt Hại Giảm, Xuất Khẩu Tăng Mạnh

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

11/11/2013
Cần Tiếp Tục Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh Trên Tôm, Quản Lý Chất Lượng Con Giống Cần Tiếp Tục Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh Trên Tôm, Quản Lý Chất Lượng Con Giống

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.

11/11/2013
Phát Triển Nuôi Thủy Sản Phát Triển Nuôi Thủy Sản

Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...

11/11/2013
Hà Tĩnh Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Gia Súc Hà Tĩnh Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Gia Súc

Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.

11/11/2013