Đầu ra cho trái vải vẫn loay hoay

Câu chuyện tìm đầu ra cho trái vải vẫn còn loay hoay vì các khâu từ sản xuất đến bảo quản sau thu hoạch… chưa được làm chuyên nghiệp. Địa phương chưa có giải pháp rõ ràng, đơn vị phân phối dù nỗ lực nhưng vẫn còn gặp khó khăn.
Đại diện một hệ thống siêu thị cho biết vấn đề bảo quản rất quan trọng. Hiện nay khi nhập hàng, siêu thị phải bán hết trong ngày, thậm chí chưa tới một ngày. Nếu nhập hàng buổi sáng đến 2-3 giờ chiều phải giảm giá đẩy hàng ra để sáng hôm sau nhập tiếp hàng mới vào. Nếu có giải pháp để bảo quản trái vải được trong năm ngày thì số lượng tiêu thụ sẽ cao. Giải pháp tự tổ chức thu mua tại vùng nguyên liệu chỉ có những thương nhân lớn có lượng hàng tiêu thụ trăm ngàn tấn mỗi ngày mới có thể thực hiện được.
Một số ý kiến cho rằng chi phí vận chuyển và bảo quản đã làm cho trái vải khi đến tay người tiêu dùng thành phố cũng đội giá lên cao.
Ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cho biết buổi gặp gỡ hôm nay chỉ là bước chuẩn bị thông tin. Vào ngày 2-6 sẽ có thêm buổi hội thảo nữa để người trồng vải, người tiêu thụ gặp nhau. Đây là giải pháp trước mắt nhưng cần thiết. Theo thống kê, xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc là chính, chiếm 25% còn lại cơ bản là tiêu thụ trong nước. Tỉnh xác định thị trường trong nước là quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn, đầu mối là phía Nam nên chọn TP.HCM cùng các sở, ngành xúc tiến tiêu thụ trái vải.
Có thể bạn quan tâm

Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.

Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy rõ lợi ích này, nhiều hộ nông dân đã tự nguyện tham gia nhóm hộ trồng rừng thực hiện chứng chỉ FSC. Trồng rừng nguyên liệu gắn với việc cấp chứng chỉ rừng nâng cao chất lượng là một hướng đi đúng của lâm nghiệp Quảng Trị.

Mấy năm nay, rải rác khắp các xã trong huyện Chư Pưh (Gia Lai), diện tích tiêu chết xuất hiện ngày càng nhiều, dù đây là khu vực đất trồng tiêu tốt nhất vùng. Tính trên địa bàn Tây Nguyên, hàng nghìn hộ trồng tiêu cũng gặp tình cảnh tương tự.