Đậu phộng trúng giá

Vụ này đậu phộng trúng mùa được giá cao và đang có đầu ra ổn định ở thị trường Campuchia và Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Thông, ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, trồng 3 công đậu phộng giống L15 cho biết: Đậu phộng là cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chỉ sau 3 tháng có thể thu hoạch đạt năng suất 600 - 650kg/công, tăng 20-25kg/công so với vụ trước.
Hiện thương lái vào tận ruộng thu mua với giá 15.000 -16.000đ/kg, tăng khoảng 6.000 -7.000đ/kg so với cùng thời điểm năm ngoái. Sau khi trừ hết chi phí ông Thông lãi gần 20 triệu đồng/3 công.
Ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết, nhiều năm nay nông dân thực hiện chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng đậu phộng trên đất ruộng có bơm cát vào. Đến thời điểm này diện tích đậu phộng toàn huyện khoảng 550 ha và dự kiến sẽ tăng các năm tới. Bởi mô hình này đang mang lại hiệu quả cao gấp đôi so với trồng lúa.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều gia tăng và cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nhằm chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa lớn để hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.

Ngày 23/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã nhập gần 30 triệu giống cây các loại.

Do tình hình thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ lúa Hè Thu, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ được 298.857 ha, đạt 99,23% kế hoạch, đã thu hoạch được 87.845 ha, đạt 29,39% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân ước đạt 58,8 tạ/ha.

Những năm qua tỉnh An Giang luôn chú trọng xây dựng và hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”. Trong suốt quá trình thực hiện, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu; kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tham gia mô hình; vận động nông dân hợp tác sản xuất theo các HTX hoặc THT để liên kết với doanh nghiệp.

Những năm qua, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.