Đậu Phộng Được Mùa Nhưng Khó Tiêu Thụ

Hiện đang là thời điểm các vùng trồng đậu của tỉnh Quảng Ngãi bước vào mùa thu hoạch rộ. Đậu phộng là loại cây có thể trồng trên đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông; thời gian thu hoạch ngắn, vốn đầu tư ít và đầu ra tương đối thuận lợi nên nhiều năm qua, bà con nông dân yên tâm mở rộng diện tích.
Tuy nhiên, năm nay đậu phộng trúng mùa, nhưng tâm trạng của người trồng đậu lại không vui do mất giá. Hiện đang là vụ thu hoạch rộ, một ki-lô-gam đậu khô rớt xuống chỉ còn 21.000 đồng, trong khi năm ngoái là 24.000 đồng, năm kia tới 28.000 - 30.000 đồng. Giá 1 lít dầu đậu phộng thành phẩm thương lái chỉ mua từ 60.000 - 65.000 đồng, thay vì 75.000 - 80.000 đồng, thậm chí là 100.000 đồng năm 2011.
Theo bà con nông dân, lâu nay đậu phông bán được giá là nhờ vào thị trường Trung Quốc. Thời gian qua, thông tin dầu ăn được chế biến từ đậu phộng chứa độc tố nấm mốc gây ung thư được phát hiện ở Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn đến đầu ra của sản phẩm.
Thậm chí có thông tin cho rằng, người trồng phun thuốc cỏ cháy, thuốc lưu dẫn diệt cỏ, thuốc thấm trong đất, ngấm vào hạt đậu nên không dám ăn. Trên thực tế, đất trồng đậu phộng là đồi, đất ruộng cao, độ ẩm thấp nên nếu có phun thuốc diệt cỏ, lưu dẫn thì hiệu quả diệt cỏ cũng không cao.
Vì thế thông thường bà con rất ít khi sử dụng biện pháp này mà thay vào đó là xới đất diệt cỏ cũng là để đất tới xốp, cây đậu sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Thực tế đã kiểm chứng, không chỉ riêng cây đậu phộng ở Quảng Ngãi, mà rất nhiều loại nông sản đang gặp khó khăn trong tiêu thụ đã cho thấy nhiều vấn đề cần sớm có sự đánh giá, quy hoạch không chỉ tại một địa phương cụ thể.
Khi đầu tư phát triển một loại cây ăn quả, hoa màu, hoặc nuôi thủy sản, gia cầm, gia súc nào đó của bà con nông dân vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phán đoán hoặc theo phong trào, trong khi đầu ra lại chỉ trông chờ gần như duy nhất vào thị trường Trung Quốc.
Mà trên thực tế, những thông tin về thị trường Trung Quốc đến với bà con chủ yếu qua thương lái. Do vậy, chỉ cần thị trường có biến động, thương lái không đến nữa là hoàn toàn mất phương hướng, sản phẩm thừa ế, dẫn đến thiệt hại rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Giá cá tra ở ĐBSCL sau ba tháng giảm, một tháng cầm cự, từ đầu tháng 10/2011 tiếp tục tăng mạnh lên 27.000 đồng/kg cá loại 1 và các nhà máy chế biến xuất khẩu lại trở nên sôi động

Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn

Qua bình xét cuối năm 2011 xã Bình Đông, thị xã Gò Công (TXGC), tỉnh Tiền Giang có 219 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, những nông dân này đã thành công trong nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình tại địa phương - trong số này có gia đình ông Nguyễn Văn Hai, ấp Hồng Rạng, xã Bình Đông đã thành công với mô hình nuôi rắn mối.

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.

Để từng bước thâm canh tăng vụ, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân, Chương trình Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường tại 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La (Dự án Asiar) phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Đường triển khai mô hình trồng đậu tương xen ngô vụ thu đông tại xã Bản Bo.