Đầu Năm Thanh Long Bình Thuận Có Giá

Một vườn thanh long đang chín có đến 4 - 5 thương lái của vựa này, vựa kia đến hỏi mua. Tình hình trên khiến những nhà vườn sắp có thanh long chín khấp khởi hy vọng...
Từ ngày mùng 6 tết trở đi, nhiều nậu vựa thanh long đã xuất hành mua hàng. Vì thế, trước đó từ ngày mùng 2 tết, thậm chí là những ngày cuối tháng chạp, các thương lái đã đi về các vùng thanh long tìm vườn có trái chín trong những ngày sau tết để hợp đồng miệng, hẹn ngày cắt. Thế nhưng, khác năm trước, năm nay những vườn thanh long chín vào thời điểm từ rằm tháng giêng đổ lại hiếm. Ngay ở những vùng có diện tích thanh long lớn như: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình (Bình Thuận) cũng thế.
Theo một số nông dân, do thời điểm chong đèn để ra trái đợt này trúng vào dịp Noel, thời tiết lạnh nên dù lượng điện chong “già” trên 20 ngày đêm nhưng nhiều vườn thanh long vẫn không bung nụ. Cộng thêm, thời tiết năm nay lạnh nên thanh long chín muộn hơn bình thường, có nơi kéo dài 7 - 10 ngày hoặc hơn. Do đó, hiện rất nhiều vườn thanh long sẽ có trái chín rộ từ sau rằm tháng giêng trở đi.
Vì thế, đã tạo ra cơn sốt hàng thanh long bất chợt và theo dự đoán điều này cũng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Lý giải điều này, một số thương lái cho biết, thanh long đầu năm đang sốt tại cửa khẩu biên giới, vì đang trúng vào thời điểm dân Trung Quốc chuẩn bị đón rằm Nguyên tiêu, đợt ăn tết lớn không kém gì dịp tết trùng với tết Việt Nam vừa qua.
Thế nhưng, điểm lại diễn biến giá thanh long vào thời điểm chuẩn bị đón tết cổ truyền vừa qua thì thật không biết đâu mà định đoán. Giá thanh long nhảy múa liên tục và hầu như đều xoay quanh mức 12.000 - 15.000 đồng/kg, mức giá nhà vườn xoay xở chỉ vừa đủ vốn.
Ngay thời điểm cận tết, tức vào ngày 24 - 25 tết, không ít nhà vườn như ngồi trên lửa khi thương lái không muốn đi mua nữa, vì cho rằng đang ứ hàng nên họ phải bán đổ bán tháo với giá 10.000 - 13.000 đồng/kg.
Hơn thế, lại có chuyện ngược với lẽ thường trong buôn bán thanh long tại Bình Thuận lâu nay là hàng nhỏ lại được giá cao hơn hàng lớn. Lâu nay, nhà vườn thanh long quen theo đòi hỏi của thương lái là làm ra trái to để bán giá cao, tức sẽ bán qua thị trường Trung Quốc; còn thời điểm trước tết chuộng trái nhỏ, có nghĩa hàng tiêu thụ nội địa, chứ không phải qua Trung Quốc.
Qua mùng 2 tết, không còn đòi hỏi trên nữa nhưng giá thanh long nhích lên 16.000 đồng rồi 18.000 đồng và tới mùng 6 tết đã lên 20.000 - 21.000 đồng/kg. Giá thanh long ở mức nhà vườn đã có lời thì sản lượng thanh long không nhiều. Các thương lái chạy đụng đầu nhau, một vườn thanh long đang chín có đến 4 - 5 thương lái của vựa này, vựa kia đến hỏi mua.
Tình hình này khiến những nhà vườn chuẩn bị có trái chín sắp tới khấp khởi chờ đợi. Không biết những ngày tháng tới thế nào, nhưng đầu năm, với khởi đầu thanh long có giá như thế có thể hy vọng những thuận lợi cho người trồng thanh long trong năm nay, bù những thất bát trong năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Những hạn chế trong công tác kiểm soát tôm giống, liên kết trong sản xuất… là chuyện không mới trong nuôi trồng thủy sản. Tại hội thảo đánh giá nuôi trồng thủy sản năm 2009- 2011 vừa được Sở NN&PTNT tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng áp dụng những tiêu chuẩn an toàn, bền vững trong nuôi tôm sẽ tháo gỡ được những hạn chế trên.

Cùng tham khảo mô hình trồng mận An Phước năng suất cao lại vừa sạch.

Sáng 22.4, có mặt tại 3 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng từ 1 đến 2 tháng tuổi, với tổng diện tích 2,1 ha của ông Huỳnh Văn Nắm (46 tuổi, ở thôn Huỳnh Giảng Bắc, xã Phước Hòa, Tuy Phước - Bình Định) thuốc trừ sâu vẫn còn bốc mùi, tôm chết trắng cả 3 hồ.
-4712102.jpg)
Sáu tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ngư dân các tỉnh đã tích cực đóng mới, cải hoán tàu cá để vươn khơi.

Tại huyện Trưởng Phong, mọi người đều biết thành công hôm nay của anh Đồng Trưởng Viễn gắn liền với một quãng thời gian đau buồn trong quá khứ. Anh đã từng phải hứng chịu nỗi đau khi vợ và con gái anh đều qua đời do khó sinh. Để chạy trốn khỏi nỗi buồn, anh đã bỏ công việc làm báo, chuyển về nông thôn ở ẩn. Tuy nhiên, chính bởi giai đoạn chạy trốn nỗi buồn này lại giúp anh trở thành người dẫn đầu trong nghề trồng mướp tại huyện Trưởng Phong.