Đầu Năm Thanh Long Bình Thuận Có Giá

Một vườn thanh long đang chín có đến 4 - 5 thương lái của vựa này, vựa kia đến hỏi mua. Tình hình trên khiến những nhà vườn sắp có thanh long chín khấp khởi hy vọng...
Từ ngày mùng 6 tết trở đi, nhiều nậu vựa thanh long đã xuất hành mua hàng. Vì thế, trước đó từ ngày mùng 2 tết, thậm chí là những ngày cuối tháng chạp, các thương lái đã đi về các vùng thanh long tìm vườn có trái chín trong những ngày sau tết để hợp đồng miệng, hẹn ngày cắt. Thế nhưng, khác năm trước, năm nay những vườn thanh long chín vào thời điểm từ rằm tháng giêng đổ lại hiếm. Ngay ở những vùng có diện tích thanh long lớn như: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình (Bình Thuận) cũng thế.
Theo một số nông dân, do thời điểm chong đèn để ra trái đợt này trúng vào dịp Noel, thời tiết lạnh nên dù lượng điện chong “già” trên 20 ngày đêm nhưng nhiều vườn thanh long vẫn không bung nụ. Cộng thêm, thời tiết năm nay lạnh nên thanh long chín muộn hơn bình thường, có nơi kéo dài 7 - 10 ngày hoặc hơn. Do đó, hiện rất nhiều vườn thanh long sẽ có trái chín rộ từ sau rằm tháng giêng trở đi.
Vì thế, đã tạo ra cơn sốt hàng thanh long bất chợt và theo dự đoán điều này cũng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Lý giải điều này, một số thương lái cho biết, thanh long đầu năm đang sốt tại cửa khẩu biên giới, vì đang trúng vào thời điểm dân Trung Quốc chuẩn bị đón rằm Nguyên tiêu, đợt ăn tết lớn không kém gì dịp tết trùng với tết Việt Nam vừa qua.
Thế nhưng, điểm lại diễn biến giá thanh long vào thời điểm chuẩn bị đón tết cổ truyền vừa qua thì thật không biết đâu mà định đoán. Giá thanh long nhảy múa liên tục và hầu như đều xoay quanh mức 12.000 - 15.000 đồng/kg, mức giá nhà vườn xoay xở chỉ vừa đủ vốn.
Ngay thời điểm cận tết, tức vào ngày 24 - 25 tết, không ít nhà vườn như ngồi trên lửa khi thương lái không muốn đi mua nữa, vì cho rằng đang ứ hàng nên họ phải bán đổ bán tháo với giá 10.000 - 13.000 đồng/kg.
Hơn thế, lại có chuyện ngược với lẽ thường trong buôn bán thanh long tại Bình Thuận lâu nay là hàng nhỏ lại được giá cao hơn hàng lớn. Lâu nay, nhà vườn thanh long quen theo đòi hỏi của thương lái là làm ra trái to để bán giá cao, tức sẽ bán qua thị trường Trung Quốc; còn thời điểm trước tết chuộng trái nhỏ, có nghĩa hàng tiêu thụ nội địa, chứ không phải qua Trung Quốc.
Qua mùng 2 tết, không còn đòi hỏi trên nữa nhưng giá thanh long nhích lên 16.000 đồng rồi 18.000 đồng và tới mùng 6 tết đã lên 20.000 - 21.000 đồng/kg. Giá thanh long ở mức nhà vườn đã có lời thì sản lượng thanh long không nhiều. Các thương lái chạy đụng đầu nhau, một vườn thanh long đang chín có đến 4 - 5 thương lái của vựa này, vựa kia đến hỏi mua.
Tình hình này khiến những nhà vườn chuẩn bị có trái chín sắp tới khấp khởi chờ đợi. Không biết những ngày tháng tới thế nào, nhưng đầu năm, với khởi đầu thanh long có giá như thế có thể hy vọng những thuận lợi cho người trồng thanh long trong năm nay, bù những thất bát trong năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.