Đầu Năm, Ngư Dân Ra Khơi Khai Thác Hải Sản

Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 vui tươi, ngư dân tỉnh Ninh Thuận huân hoan ra khơi khai thác hải sản với niềm tin được nhiều tôm cá.
Sáng 3-2 tại cửa biển Ninh Chử, thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải) không khí mua bán hải sản đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Những chiếc ghe của ngư dân làm ghề lưới mành sau một đêm đánh bắt đưa vào bờ những giỏ cá, mực tươi rói. Lão ngư Tư Cần ở khu phố Khánh Chử 2, (Khánh Hải), cho biết: “Thời tiết đầu năm ấm dần nên có cá vào gần bờ. Mỗi chuyến ra khơi ghe của tôi khai thác được khoảng 1 tạ hải sản các loại. Tuy sản lượng thấp, nhưng nhờ đầu năm bán được giá, nên mỗi chuyến kiếm được vài triêu đồng”.
Ghi nhận tại chợ Khánh Hải, giá hải sản tuy có nhích hơn ngày thường (mực tươi loại to bằng đầu ngón chân cái có giá 13.000 đồng/kg, các nục 30.000 đồng/kg, cá nhái 50.000 đồng/kg), nhưng người mua rất đông. Nhu cầu tiêu thụ cá đầu năm cao tạo niềm phấn khởi cho ngư dân vững tâm ra khơi đánh bắt.
Toàn huyện Ninh Hải có đội tàu hơn 1.000 chiếc, với tổng công suất 50.659CV; trong đó, có trăm chiếc công suất lớn từ 90 CV trở lên đang chất đầy lưới cụ ra khơi xa đánh bắt.
Sau tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống vào ngày mồng ba Tết, đội ghe của ngư dân xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam) cũng đã nhổ neo ra khơi. Khí thế đánh bắt đầu năm của ngư dân rất nhộn nhịp.
Các chủ ghe ra khơi với niềm tin “thuận buồm xuôi gió” đánh bắt được nhiều tôm, cá. Thuận Nam có thế mạnh về khai thác hải sản, hiện năng lực tàu thuyền của địa phương là 1.005 chiếc, với tổng công suất 138.659 CV; trong đó, có nhiều đội tàu làm nghề pha xúc ở biển xa.
Năm nay, địa phương phấn đấu khai thác đạt trên 40.000 tấn hải sản. Ngay trong ngày đầu xuất hành, hầu hết các thuyền ra khơi đều trúng cá cơm. Đây là tín hiệu vui, phấn khởi đầu năm cho ngư dân vùng biển Thuận Nam khởi đầu năm mới làm ăn thuận lợi.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.