Đầu Năm Mới Thu Lợi Nhuận Gần 700 Triệu Đồng Từ Tôm Thẻ Chân Trắng

Trong 2 ngày 08 và 09/02/2014, ông Dương Hoàng Thảo, ấp Giồng Bàn, xã Long Vĩnh (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) tiến hành thu hoạch 2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, sau 70 ngày thả nuôi với 400.000 con giống; sản lượng thu được hơn 5,5 tấn tôm thương phẩm, bình quân 93 con/kg, giá bán 137.000 đồng/kg, thu về hơn 750 triệu đồng.
Được biết, trước đó vào giữa tháng 1/2014 ông Thảo cũng đã thu hoạch 1 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, sau 67 ngày thả nuôi với số lượng 250.000 con giống, thu được 2,1 tấn tôm thương phẩm, giá bán 169.000 đồng/kg, thu về hơn 350 triệu đồng.
Như vậy, ngay trong những ngày đầu năm 2014, ông Dương Hoàng Thảo đã thu hoạch 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tổng sản lượng thu được hơn 7,6 tấn tôm thương phẩm, thu về hơn 1,1 tỷ đồng, lợi nhận gần 700 triệu đồng.
Ông Dương Hoàng Thảo cho biết: Sản lượng tôm thẻ chân trắng nuôi đạt khá cao, khoảng 10 tấn/ha/vụ. Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã giảm từ 10.000 đồng đến hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2013, nếu không thì lợi nhuận sẽ còn cao hơn.
Năm 2013, với 3 ao nuôi, diện tích chưa đầy 1 ha, ông Dương Hoàng Thảo đã thu được hơn 12 tấn tôm thẻ chân trắng thương phẩm, mang về lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng. Trong vụ nuôi năm 2014, ông Thảo đã mở rộng diện tích lên gần 2 ha, với 7 ao nuôi.
Ông Dương Hoàng Thảo, đã mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng từ vụ nuôi năm 2011 và từ đó đến nay ông đều thành công. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của ông Dương Hoàng Thảo, thì yếu tố quyết định đến thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng là ở chất lượng con giống.
Do đó, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cần phải chọn mua giống tôm thẻ chân trắng của những cơ sở có thương hiệu, có uy tín để hạn chế rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, cũng vì vụ khoai môn năm nay được mùa nên giá có phần giảm, làm niềm vui của người dân không được trọn vẹn. Tuy nhiên, với mức giá và năng suất này thì người trồng khoai vẫn có nguồn thu cao hơn năm trước khoảng 2 – 3 triệu đồng/công.

Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ ngư dân làm nghề chế biến hải sản của TP. Quy Nhơn (Bình Định) với các mặt hàng như nước mắm, mực khô, cá khô ... đều trong cảnh sản xuất cầm chừng, nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu và giá đầu vào tăng.

Trung tâm Nông nghiệp huyện Bảo Lâm khuyến cáo, nhà vườn cần tỉnh táo và rút ra bài học cho mình trong việc chuyển đổi giống cây trồng nhằm tránh những trường hợp chuyển đổi ồ ạt như quả chanh dây và dự án sầu riêng Dona trước đây để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Mặc dù diện tích trồng sắn của tỉnh Đăk Lăk đã lên tới 28.000-32.000 ha/năm, với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn nhưng mới đây, UBND tỉnh này vẫn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép xây dựng thêm 4 nhà máy nữa. Đây là động thái có thể làm gia tăng tình trạng mất rừng, tàn phá môi trường và nhiều hệ lụy khác.

Có thời điểm, diện tích mận ở Bắc Hà lên tới trên 2.000 ha và là nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều diện tích mận bị thoái hóa, sản phẩm mận bị rớt giá khiến người nông dân không còn mặn mà phát triển cây mận.