Đầu Năm Mới Thu Lợi Nhuận Gần 700 Triệu Đồng Từ Tôm Thẻ Chân Trắng

Trong 2 ngày 08 và 09/02/2014, ông Dương Hoàng Thảo, ấp Giồng Bàn, xã Long Vĩnh (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) tiến hành thu hoạch 2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, sau 70 ngày thả nuôi với 400.000 con giống; sản lượng thu được hơn 5,5 tấn tôm thương phẩm, bình quân 93 con/kg, giá bán 137.000 đồng/kg, thu về hơn 750 triệu đồng.
Được biết, trước đó vào giữa tháng 1/2014 ông Thảo cũng đã thu hoạch 1 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, sau 67 ngày thả nuôi với số lượng 250.000 con giống, thu được 2,1 tấn tôm thương phẩm, giá bán 169.000 đồng/kg, thu về hơn 350 triệu đồng.
Như vậy, ngay trong những ngày đầu năm 2014, ông Dương Hoàng Thảo đã thu hoạch 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tổng sản lượng thu được hơn 7,6 tấn tôm thương phẩm, thu về hơn 1,1 tỷ đồng, lợi nhận gần 700 triệu đồng.
Ông Dương Hoàng Thảo cho biết: Sản lượng tôm thẻ chân trắng nuôi đạt khá cao, khoảng 10 tấn/ha/vụ. Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã giảm từ 10.000 đồng đến hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2013, nếu không thì lợi nhuận sẽ còn cao hơn.
Năm 2013, với 3 ao nuôi, diện tích chưa đầy 1 ha, ông Dương Hoàng Thảo đã thu được hơn 12 tấn tôm thẻ chân trắng thương phẩm, mang về lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng. Trong vụ nuôi năm 2014, ông Thảo đã mở rộng diện tích lên gần 2 ha, với 7 ao nuôi.
Ông Dương Hoàng Thảo, đã mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng từ vụ nuôi năm 2011 và từ đó đến nay ông đều thành công. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của ông Dương Hoàng Thảo, thì yếu tố quyết định đến thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng là ở chất lượng con giống.
Do đó, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cần phải chọn mua giống tôm thẻ chân trắng của những cơ sở có thương hiệu, có uy tín để hạn chế rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Đặc sản lươn đồng Nghệ An nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc nhưng ít ai biết để có món lươn đặc sản đó, người nông dân đã vất vả sớm hôm

Sáng 31/7/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới. Dự hội nghị có các đồng chí đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị và trên 20 hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh.

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).