Đầu Năm 2014 Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Tăng Hơn 50 Ha

Chỉ trong tháng 1 năm 2014, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở tỉnh Cà Mau đã tăng hơn 50ha so với cuối năm 2013, nâng tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp hiện nay trên toàn tỉnh là 6.043 ha.
Trong đó, diện tích đang thả nuôi khoảng 3.380 ha chiếm 56% tổng diện tích nuôi, phần còn lại đang trong quá trình cải tạo chuẩn bị thả nuôi mới. Đáng lưu ý là số tôm đang thả nuôi có đến 70% là thẻ chân trắng, do thời gian thả nuôi ngắn và giá tôm đang lên cao.
Cũng vào thời điểm này, diện tích tôm nuôi quảng canh cải tiến đã tăng 366 ha so với cuối năm 2013. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho thấy vấn đề sản xuất tôm ở Cà Mau đang có dấu hiệu tiến triển tốt ngay từ đầu năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ba giống “cây hoang” từ những cánh rừng của Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Lắk có tên là cần dại, lỗ bình và bầu đất đã được một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Đà Lạt đưa về triển khai mô hình chuyển giao sản xuất đại trà tại khu vực Nam Ban (Lâm Hà) và bước đầu thu những kết quả khá triển vọng.

Năm 2013, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.

Nhà vườn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) bước vào thu hoạch rộ trái cây có múi, nhiều nhất là cam mật, cam xoàn. Mặc dù vào thu hoạch rộ giá hơi giảm nhưng vẫn còn giữ ở mức khá cao.

Hiếm có nơi nào tại tỉnh ta mà nhãn lại được trồng đại trà và trở thành loại cây ăn quả hàng hóa tập trung như ở xã Thái Bình (Yên Sơn). Năm nay, nhãn ở Thái Bình được cả mùa lẫn giá..

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài thủy lợi, thủy sản thì trồng trọt được nhận định là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu.