Dâu đầu mùa được giá

Tháng 5, du khách về Cần Thơ, có dịp đi dọc theo những con đường từ Mỹ Khánh về Phong Điền, từ Cái Tắc về Hậu Giang và dọc theo đường 91B, sẽ nhận thấy những sạp dâu bày bán hai bên đường.
Giá dâu đầu mùa năm nay cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 2.000 – 5.000đ/kg, nên cả người trồng và người bán đều phấn khởi...
Phong Điền – Cần Thơ là xứ sở của dâu. Dâu Phong Điền phong phú và đa dạng, gồm: Dâu hạ châu, dâu xanh, dâu vàng, dâu bòn bon, dâu gia bảo, dâu xiêm, dâu đường…, có loại chua, có loại chua ngọt và loại rất ngọt.
Từ nhiều năm nay, bà con nông dân trồng dâu đều thu về lợi nhuận khá cao, bình quân mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, năm ngoái do dâu trúng đậm, lại thu hoạch đồng loạt, hàng bị dội chợ, rớt giá khiến cho nhiều hộ bị thất thu.
Ông Lý Văn Sàng (Chín Sàng) ở ấp Nhơn Hưng A, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền cho biết: Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, đối với cây dâu nếu năm trước trúng mùa thì năm sau lại mất. Đúng vậy, hầu hết các vườn dâu ở miền Tây năm nay đều thưa trái, sản lượng chỉ bằng 60% năm ngoái, nhưng chất lượng chắc chắn sẽ tốt hơn. Nhờ trái thưa nên trái to, đều, nhiều múi.
Ông Sàng có tất cả 6 công đất trồng dâu, đa phần là dâu xanh nên dễ tiêu thụ, giá lại cao hơn dâu bòn bon. Vào những ngày đầu vụ này, ông đã tuyển dần dâu chín bán cho thương lái với giá 15.000đ/kg dâu xanh, (giá bán lẻ 20.000đ/kg), cao hơn chính vụ 5.000 - 7.000đ/kg.
Ông phấn khởi cho biết: Mặc dù năm ngoái đa số các vườn dâu đều thất thu do rớt giá, nhưng vườn nhà ông nhờ biết cách xử lý trái ra chậm và treo trái nên vẫn thu được 120 triệu đồng. Năm nay mặc dù sản lượng ít hơn nhưng hy vọng thu nhập sẽ cao hơn.
Trước kia, đa số giống dâu cũ đều chua, chất lượng không ngon nên giá trị kinh tế không đáng kể. Gần đây, nhằm đa dạng hóa các loài cây ăn trái, đồng thời hưởng ứng phong trào chuyển đổi vật nuôi cây trồng, nhiều bà con nông dân miền Tây đã tìm tòi, chọn lọc, nhân giống và áp dụng những qui trình kỹ thuật để phát triển, phổ biến nhất là dâu hạ châu, dâu bòn bon và dâu xanh.
Chỉ riêng dâu hạ châu ở Phong Điền đã có gần 200 ha, chất lượng thơm ngon đã được đăng ký độc quyền thương hiệu và giá luôn ở mức cao (từ 25.000 – 30.000đ/kg).
Dâu bòn bon khi chín có màu vàng óng ả, vỏ mỏng, trái tròn, chua nhẹ. Loại dâu này năm ngoái bị rớt giá mạnh (chỉ 2.000 – 5.000đ/kg) vì cung nhiều hơn cầu.
Còn dâu xanh khi chín vỏ vẫn xanh và chia làm hai loại, một loại trái tròn, không núm, màu xanh đậm, múi dầy màu sữa, vị chua - ngọt, thanh, đó là dâu gia bảo; một loại có núm, ngọt nhiều hơn chua, thơm dịu, gọi là dâu đường. Hai loại dâu này giá rất ổn định, đầu vụ có khi lên đến 25.000đ/kg.
Tại Phong Điền còn có nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng dâu, cụ thể như vườn dâu của ông Trần Văn Tư, một cựu chiến binh chỉ có 4 công mà mỗi năm thu hoạch trên 10 tấn, sau khi trừ hết các chi phí còn lời trên 90 triệu đồng, hoặc như vườn dâu của ông Nguyễn Văn Như, tổng cộng có 70 gốc dâu xanh và dâu bòn bon, mỗi năm thu trên 5 tấn, thu nhập 40 triệu đồng...
Thời điểm chính vụ của dâu xanh và dâu bòn bon thường bắt đầu từ nửa tháng ba đến giữa tháng tư âm lịch. Đây cũng là lúc giá cả dao động mạnh, người trồng phải biết tính toán rải vụ, đồng thời phải theo dõi giá cả thị trường để thu hoạch sao cho không dội chợ.
Có thể bạn quan tâm

Tuyến kênh N4A (dài hơn 1 km) chạy qua các xóm Lượt 1, Lượt 2 và tuyến kênh nhánh qua xóm Cầu Đá, Cây Thị, xã Thịnh Đức (T.P Thái Nguyên) mới được Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.

Ông Tự cho biết tàu PY-90235-TS xuất bến vào rằm tháng 11 âm lịch, dự kiến ăn Tết ngoài biển nhưng vì trúng cá nên ông cho tàu vào sớm để bạn thuyền đón năm mới cùng gia đình. Chưa bán cá nhưng ông Tự nhẩm tính với giá 145.000 đồng/kg, mỗi con câu được đều trên 50 kg, trừ chi phí, mỗi bạn thuyền được chia khoảng 10 triệu đồng. Riêng ông là chủ tàu sẽ có lãi khoảng 60 triệu đồng.

Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.