Dấu ấn từ một mô hình kinh tế

Những bè nuôi cá lồng của hộ ông Lê Minh ở hồ Hòa Trung.
Thế nhưng, khi mục sở thị 5 cơ ngơi sản xuất quy mô lớn của nông hộ này và được chủ nhân nói về hiệu quả sản xuất của mình, ai nấy mới hay số liệu trên hoàn toàn có cơ sở. Và đây cũng là thành quả của quá trình xây dựng nông thôn mới của Hòa Vang.
Ông Lê Minh (sinh năm 1967) sinh ra, lớn lên ở xã miền núi Hòa Phú. Năm 1996, ông lập hồ nuôi cá dưới chân đập Đồng Tréo, tại thôn An Châu, xã Hòa Phú. Từ đó đến nay, ông gắn bó với hoạt động kinh tế này và không ngừng mở rộng diện tích ao hồ.
Từ 1,2ha nuôi quản canh của gần 20 năm trước, đến nay ông là đại gia trong lĩnh vực nuôi cá lồng bè quy mô thâm canh ở huyện Hòa Vang với hàng chục bè, hơn 2.000m2, đặt tại 4 hồ đập lớn, nhỏ trên địa bàn huyện. Ngoài thả nuôi tại các lồng bè, ông còn thả đủ loại cá trên phạm vi hơn 200ha tại 4 hồ đập này.
“Chỉ riêng đầu tư lắp đặt hàng chục bè cá với hơn 200 lồng đã ngốn hết 3 tỷ đồng. Có điều, đầu tư cơ bản, nuôi thâm canh, thu nhập không đến nỗi nào. Riêng tại các bè cá, mỗi năm 2 lứa thả 2 triệu con giống, trừ hao hụt khoảng 30 - 35%, chí ít cũng thu khoảng 300 tấn cá điêu hồng thương phẩm. Với giá 42.000 - 45.000 đồng/kg, thu cá lồng đã trên dưới 13 tỷ đồng.
Đó là chưa kể hàng chục tấn thu được từ cá thả ngoài lồng bè tại các hồ đập đã thuê. Thực ra, hoạt động này để có năng suất cao không đơn giản. Người không tâm huyết và không sành kỹ thuật nuôi khó bề kham nổi”, ông Lê Minh mở đầu câu chuyện làm ăn với chúng tôi như vậy.
Cách đây gần chục năm, ông Lê Minh đã là hộ tiêu biểu trong lĩnh vực nuôi cá nước ngọt, không chỉ ở Hòa Vang mà cả khu vực miền Trung. Có giai đoạn ông thuê hàng trăm hecta hồ đập ở các huyện Điện Bàn và Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) thả cá.
Cách đây 3 năm, ông chia tay các hồ đập tại Quảng Nam, về Hòa Vang thuê hồ thả nuôi. Hiện tại, ngoài đập Đồng Tréo, 9ha, thuê từ lâu; hồ Hóc Khế, 20ha của xã Hòa Phong; hồ Hòa Trung 140ha, hồ Trước Đông, 30ha của xã Hòa Liên trở thành nơi nuôi cá lý tưởng của gia đình ông.
Hồ thủy lợi Hòa Trung thực sự là nơi hái ra tiền. Ông lập 7 bè với khoảng 80 lồng. Tại đây, ngoài các lồng bè, ông còn đầu tư sắm 1 thuyền máy chở thức ăn và cá thu hoạch được, 2 thuyền chèo tay và một bộ tời vận chuyển hàng hóa từ đỉnh bờ đập xuống bè và ngược lại. Tại 7 bè này thu hoạch chục tấn cá mỗi đợt.
Tuy nhiên, cái lo của ông Minh là nước trong hồ xuống ở mực nước chết, cá chết do yếm khí như năm nay chẳng hạn, ông phải vớt 70kg cá chết đưa lên bờ vào cuối tháng 7 vừa qua.
Có tiền tích lũy từ nuôi cá, ông Minh đầu tư nuôi bò thịt quy mô đàn. Trại nuôi bò của ông ở thôn Hòa Xuân, xã Hòa Phú, thời kỳ cao điểm tổng đàn trên 100 con. Tại đây, không chỉ chuồng trại xây dựng cơ bản mà để chủ động thức ăn, ông trồng 2ha cỏ VA06.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, người phụ trách trại bò này cho biết: Tuy bận rộn điều hành nhiều khu vực, nhưng hầu như ngày nào ông Minh cũng ghé qua trại. Bò nuôi ở đây vừa chăn thả vừa được bổ sung thức ăn từ cỏ trồng, con nào con nấy mập ú. Trong đàn bò này có hơn 30 bò mẹ, mỗi năm cho ra đời 30 bò con. Bò con sau 1 năm đã có giá 12 - 15 triệu đồng/con.
Ông Minh còn ươm cá giống điêu hồng trong ao dưới chân đập Đồng Tréo. Năm nào ông cũng ươm nuôi 5 triệu con, đáp ứng nhu cầu của gia đình và bà con địa phương. Riêng lĩnh vực này thu lãi 150 triệu đồng/năm.
20 lao động là người địa phương đang làm việc cho ông Minh, với mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiệt thán hay còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang…) đã xảy ra nhiều ổ bệnh nhiệt thán ở gia súc và lây sang người.

Những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diện tích đất nông nghiệp của xã Sông Lô, thành phố Việt Trì ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng sản xuất rau an toàn là một trong những hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đồng thời đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.