Dấu ấn phong trào nông dân giúp nhau làm giàu, giảm nghèo

Tổng kết phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2011-2015 và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.
Bà Nguyễn Thị Yến (thứ 3 từ trái) - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho Hội ND tỉnh.
Báo cáo của Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nêu rõ, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Hội NDVN trong 85 năm xây dựng và phát triển, các cấp Hội ND trong tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác xây dựng hội và phong trào ND theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Hội NDVN, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Tạo được dấu ấn rõ nét trong công cuộc đổi mới của Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là phong trào Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Phong trào phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, hiệu quả cao ở nhiều lĩnh vực.
Từ năm 2011 - 2015, đã có 6.989 hộ ND khá, giàu hỗ trợ tổng số tiền trên 21 tỷ đồng, 15.398kg lúa giống, 13.695 cây giống, 9.385 con giống, hàng trăm tấn phân bón các loại và 32.490 ngày công... giúp 15.310 hộ ND vượt nghèo, trong đó có hộ vươn lên khá, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh.
Hàng năm số hộ ND đăng ký thi đua SXKD giỏi luôn đạt trên 65% so với số hộ ND và số hộ được xét công nhận đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi luôn cao hơn 65% so với số đăng ký thi đua…
Tại hội nghị, Hội ND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, 70 cán bộ đã có nhiều đóng góp cho công tác Hội ND các cấp được nhận Kỷ niệm chương Vì giai cấp NDVN và 205 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được UBND tỉnh tặng bằng khen.
Có thể bạn quan tâm

Cơ quan chủ quản cho rằng, chất lượng cá ngừ sau khai thác bị sụt giảm là nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu giảm. Từ khi xuất hiện hình thức khai thác mới là câu đèn thì sản phẩm cá ngừ không còn đủ phẩm cấp để xuất dưới dạng nguyên con, mà chỉ có thể xuất khẩu thông qua các mặt hàng chế biến, vì vậy mà giá trị xuất khẩu cũng sụt giảm đáng kể.

Nắm bắt nhu cầu thị trường Tết rất ưa chuộng thực phẩm khô để thưởng thức và làm quà biếu, từ hơn 1 tháng nay, người dân ở các xã biên giới Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông… của huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) tất bật chế biến nhiều loại đặc sản khô, như: Khô cá sặc rằn, cá kết, cá nhái, khô rắn...

Mặc dù cách đây 10 năm, cá rô phi đã được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai đề án phát triển để đưa thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, nhưng đến gần đây cá rô phi mới trở thành đối tượng nuôi có thị trường tiêu thụ tốt cả trong nước lẫn xuất khẩu, và sẽ được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới.

Mặc dù giá XK cá tra sang Thái Lan tăng nhưng đây chỉ là giá sản phẩm phile đông lạnh. Năm 2014, Việt Nam không XK cá tra phile ướp lạnh, tươi sang thị trường này, trong khi năm 2013 Việt Nam XK gần 30 tấn mặt hàng này sang thị trường Thái Lan.

Tôm có vị thế đó vì duy trì tỷ trọng trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2014, tôm Việt Nam có mặt tại 15 thị trường thống kê được danh tính, nghĩa là còn một số địa chỉ khác gộp vào nhóm “các thị trường khác”. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam với 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong khi chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Về trị giá, xuất khẩu tôm vào Mỹ hơn xuất khẩu sang Nhật Bản xếp thứ 2 gần 9% và xếp thứ 3 là khối EU khoảng 10% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam.