Đặt Ống Chứa Chất Thải, Vỏ Bao Bì Trên Các Cánh Đồng

Trên các cánh đồng của các xã Hoài Sơn và Hoài Mỹ thuộc huyện Hoài Nhơn, HTX nông nghiệp đã cho đúc và đặt rải rác những ống cống bằng bê tông cốt thép có chiều cao khoảng 1-1,2m, đường kính từ 0,8- 1m, để dùng chứa chất thải.
Các hợp tác xã khuyến cáo xã viên và bà con nông dân sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong canh tác thì các vỏ bao, chai lọ... không nên vứt bừa bãi mà bỏ vào các ống cống, sau đó sẽ có bộ phận bảo vệ môi trường của hợp tác xã thu gom và đưa đến nơi xử lý chất thải.
Hoạt động này không những để bảo vệ sức khỏe cho người nông dân trực tiếp sản xuất trên cánh đồng, mà còn bảo vệ môi trường đồng ruộng an toàn cho các mùa vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh thái được nông dân các địa phương tích cực thực hiện, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

Mỗi tháng xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Thanh Hải (ngụ ấp Phú An II, xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) thu lãi trên 200 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi lươn giống và lươn thương phẩm không bùn…
Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều người dân nuôi cá lồng tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) lo lắng, khi nhiều lồng nuôi, cá liên tục bị chết.

Theo thông tin từ địa phương, hiện nay trên địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đang bắt đầu vào mùa khai thác nghêu giống và nghêu thịt.

Nông dân các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi ếch Thái thương phẩm mang lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng/hộ.