Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặt lọp lươn mùa lũ

Đặt lọp lươn mùa lũ
Ngày đăng: 21/09/2015

Ngày nào cũng vậy, tờ mờ sáng, anh Sang đi dỡ lọp lươn dính từ 2 - 3kg.

Với 50 cái lọp, mỗi ngày hai Tài đặt dính từ 2 - 3kg lươn giống. Lươn bằng đầu đũa, được bạn hàng mua giá cao, sau khi trừ chi phí, mỗi ngày hai Tài bỏ túi ngót nghét 300.000 đồng.

Trong chuyến “săn” lương đồng xa, anh Sang còn rủ bà con trong xóm theo cùng hỗ trợ nhau đặt lọp trên đồng lũ.

“Ngoài trực tiếp bán lươn cho bạn hàng, tui còn xây bồn nuôi để bán trong dịp Tết. Nhờ đặt lọp lươn và nuôi lươn mà gia đình tui có của ăn của để và sắm tivi, tủ lạnh trong nhà…”, hai Tài khoe.

Dậy sớm, “đề phòng” bị người khác dỡ lọp trộm

Cánh đồng xã Hòa Lạc (Phú Tân) đang xả lũ, nhiều dân nghèo tranh thủ đem lọp ra đồng đặt lươn.

Theo dân “săn” lươn, do lũ năm nay nhỏ, nguồn lươn giảm, nên rất được giá. Lươn loại I, cỡ 250gram/con, có giá từ 180.000 - 220.000 đồng/kg; lươn giống loại 15 - 40 con/kg, có giá 150.00 - 180.000 đồng/kg.

Tranh thủ thời gian, anh Sang cùng hàng xóm chạy xe chạy dọc theo các tuyến đê đặt lọp và mang lươn về kịp bán phiên chợ sáng.

Anh Nguyễn Văn Sang, ngụ xã Phú Thành (Phú Tân) đặt 80 cái lọp lươn trên cánh đồng xã Hòa Lạc cho hay:

“Nước lũ vừa chụp đồng, tôi đặt dính nhiều lươn giống lắm. Nghề này cũng dễ làm, chỉ cần mua tre, dây chì về đan thành lọp, rồi lấy cua đồng lặt đôi làm mồi là “dụ” được lươn. Mỗi cái lọp dính từ 2 - 5 con lươn giống, hôm nào “trúng mánh” lươn to, kiếm được vài trăm ngàn như chơi”.

“Chiến lợi phẩm” sau một đêm đặt lọp. Lươn nhỏ đem bán cho người nuôi, lươn lớn đem cân cho bạn hàng.

Phiên chợ sáng chợ biên giới Tịnh Biên, huyện đầu nguồn An Phú, và thị xã Tân Châu khá đông dân theo nghề hạ bạc đem lươn đi bán. Lươn lớn họ cân cho bạn hàng, còn lươn “đỉa” thì bán lại cho người nuôi.

Nguồn lươn giống đang khan hiếm. Để có nguồn lươn giống nuôi, người nuôi phải đặt hàng trước từ những hộ đặt lọp.

Dân theo nghề đặt lọp lươn luôn rày đây mai đó. Lúc thì đặt lọp ở đồng nhà, lúc thì đặt lọp đồng xa. Khi con nước rút, họ quay về chốn cũ, cuộc mưu sinh cứ loay hoay theo con nước.


Có thể bạn quan tâm

Cảnh Báo Với Sâu Hồng Hại Bưởi Ở Bến Tre Cảnh Báo Với Sâu Hồng Hại Bưởi Ở Bến Tre

Sâu hồng còn được gọi là sâu đục trái bưởi đang trở thành dịch lan rộng trên nhiều diện tích trồng bưởi của tỉnh trong hơn một năm qua. Sâu tấn công mạnh vào thời kỳ bưởi bắt đầu thu hoạch. Hiện chưa có thuốc đặc trị, công tác phòng là chính. Bà con trồng bưởi nhận xét: Bệnh nấm hồng, thối rễ, xì mủ thân cây, vàng lá gân xanh, vàng bạc Greening cũng không đáng sợ bằng con sâu hồng…

09/11/2012
Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt Gần 2,9 Tỷ USD Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt Gần 2,9 Tỷ USD

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

26/07/2013
Hỗ Trợ Heo Giống Hướng Nạc Cho Nông Dân Ở Hậu Giang Hỗ Trợ Heo Giống Hướng Nạc Cho Nông Dân Ở Hậu Giang

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vị Thủy kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành giao 20 con heo giống cho 10 hộ dân ở xã Vị Thanh để thực hiện Dự án chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường.

14/11/2012
Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt Cho Thu Nhập Cao Trồng Dưa Lê Siêu Ngọt Cho Thu Nhập Cao

Vài năm trở lại đây, ở xã Lang Quán (Yên Sơn), mô hình trồng dưa lê siêu ngọt của gia đình ông Nguyễn Văn Ý, xóm 6 cho thu lãi 80 triệu đồng/năm.

27/07/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Ngô Chịu Hạn Ở Bình Liêu (Quảng Ninh) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Ngô Chịu Hạn Ở Bình Liêu (Quảng Ninh)

Với đặc điểm có diện tích đất trồng lúa và hoa màu chiếm tỉ lệ thấp, đa số đều là đất đồi cằn cỗi, một số nơi thường xuyên khô hạn, dinh dưỡng của đất thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cây trồng. Để tìm được cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai như vậy luôn là bài toán khó.

26/11/2012