Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đất Hoang Đẻ Bạc Triệu

Đất Hoang Đẻ Bạc Triệu
Ngày đăng: 19/07/2013

Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.

Thôn Đồng Xá trước đây là vùng đất hoang, không có dân cư sinh sống. Thực hiện chủ trương của huyện Văn Lâm, anh Quỳnh là một trong những hộ tiên phong khai hoang mở đất. “Vùng chiêm trũng chỉ thích hợp với trồng lúa, nhưng cấy lúa thì thu nhập thấp. Suy đi tính lại, tôi thấy nuôi lợn vẫn hiệu quả nhất”- anh Quỳnh chia sẻ.

Thời điểm đó anh chỉ dám nuôi 20-30 con lợn thương phẩm. Tận dụng các phụ phẩm từ xay xát, anh dùng làm thức ăn chăn nuôi. Lứa lợn đầu tiên, rồi lứa thứ 2 và những lứa tiếp theo đã mang về cho anh một khoản thu kha khá.

Những lúc rảnh rỗi, anh đến các gia đình chăn nuôi hiệu quả trong xã và các xã lân cận để học hỏi. Nhờ tuân thủ quy trình chăm sóc, cách phòng bệnh nên đàn lợn nhà anh không bị thiệt hại do dịch bệnh.

Năm 2010, thấy trên tivi giới thiệu mô hình nuôi lợn nái và lợn siêu nạc ở Bắc Giang hiệu quả, anh lên Bắc Giang mua giống về nuôi.

Anh Quỳnh cho biết: “Một kinh nghiệm trong nuôi lợn siêu nạc để có lãi cao là phải nắm chắc quy trình kỹ thuật khép kín lợn nái, lợn con, lợn hậu bị đến lợn thịt. Bên cạnh đó, phải tính toán cho lợn nái thụ tinh vào các thời điểm khác nhau để có lợn con nuôi gối đầu nhiều lứa”.

Giờ đây, thời điểm cao nhất đàn lợn nhà anh có hơn 70 con. Mỗi năm anh xuất bán gần 3 tấn lợn hơi. Hiện, tuy giá lợn thương phẩm giảm, nhưng gia đình anh vẫn có lãi.

Ngoài ra, gia đình anh còn trồng hơn 1 mẫu lúa theo phương pháp gieo sạ. Theo anh Quỳnh, trồng lúa theo phương pháp này giảm được nhân công, năng suất lại cao hơn cách truyền thống 2-3 lần. Anh Quỳnh tiết lộ, nguồn thu từ lúa và lợn, anh đã xây được nhà khang trang và cho con ăn học.

Bà con có nhu cầu mua lợn giống, lợn thương phẩm hoặc trao đổi kinh nghiệm nuôi lợn, liên hệ với anh Quỳnh theo số điện thoại 0934294055.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Quản Lý, Sản Xuất Tôm Nước Lợ Các Tháng Cuối Năm 2014 Tăng Cường Quản Lý, Sản Xuất Tôm Nước Lợ Các Tháng Cuối Năm 2014

Ngày 06/9/2014, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Công văn số 2367/TCTS-NTTS chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển về việc tăng cường quản lý, sản xuất tôm nước lợ các tháng cuối năm 2014.

14/10/2014
Đông Giang Giữ Diện Tích Cao Su Ổn Định Đông Giang Giữ Diện Tích Cao Su Ổn Định

Thời gian gần đây, các hộ dân trồng cao su ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang chặt cây cao su, bởi giá cao su trên thị trường giảm mạnh. Tuy nhiên, các hộ dân dân vùng cao xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) vẫn giữ lại cây cao su và định hướng phát triển cây trồng đa mục đích này.

15/10/2014
Xem Xét Bổ Sung Vùng Nuôi Cá Tra Của Công Ty Hùng Cá Vào Quy Hoạch Xem Xét Bổ Sung Vùng Nuôi Cá Tra Của Công Ty Hùng Cá Vào Quy Hoạch

UBND huyện Tân Hồng vừa có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung vùng nuôi cá tra của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá vào quy hoạch với tổng diện tích 365.678,8m2, gồm 3 khu nuôi.

15/10/2014
Quản Bạ Thành Lập Các Nhóm Nông Dân Cùng Sở Thích Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Quản Bạ Thành Lập Các Nhóm Nông Dân Cùng Sở Thích Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

Tập hợp những người dân, hộ gia đình thành lập các nhóm nông dân cùng sở thích để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao trình độ, năng lực và tăng thu nhập cho nông dân góp phần sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

15/10/2014
Trồng Mới 304,51 Ha Cây Cao Su Chịu Lạnh Trồng Mới 304,51 Ha Cây Cao Su Chịu Lạnh

Qua quá trình đưa giống cao su chịu lạnh vào trồng từ năm 2011 đến nay, diện tích cây cao su giống chịu lạnh được trồng mới đang phát triển ổn định. Trước mùa Đông năm 2014, Công ty đang tích cực làm cỏ và thực hiện các biện pháp chăm sóc để bảo vệ cho cây.

15/10/2014