Ðạt chuẩn nông thôn mới vẫn còn lo

Đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng ở Cát Chánh (Phù Cát) được bê tông hóa.
Tin vui đến với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phù Cát khi xã Cát Tài và Cát Hiệp đạt 19/19 tiêu chí NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện lên 3/16 xã (Cát Trinh, Cát Tài và Cát Hiệp).
Có mặt tại xã Cát Hiệp vào những ngày giữa tháng 10 này, chúng tôi bắt gặp cảnh nhộn nhịp của địa phương khi đang chuẩn bị Lễ đón nhận xã NTM.
Sau 4 năm triển khai, với tổng nguồn vốn thực hiện XDNTM trên 110 tỉ đồng, cùng với sự quyết tâm, nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, xã Cát Hiệp đã “chinh phục” được các tiêu chí NTM.
Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người toàn xã trên 25,3 triệu đồng/năm; tỉ lệ hộ nghèo còn 4,9%. Thực tế, việc triển khai XDNTM tại xã Cát Hiệp gặp không ít khó khăn, bởi nhu cầu về vốn, đặc biệt là nguồn kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng cần khá nhiều, trong khi nguồn vốn của Nhà nước và nguồn huy động trong dân còn hạn chế.
Thêm vào đó, Cát Hiệp chủ yếu sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn đồi, kinh tế gia trại; ngành tiểu thủ công nghiệp còn ít, mang tính đơn lẻ, hiệu quả chưa cao...
Xác định XDNTM là nhiệm vụ quan trọng, nên xã đã khắc phục khó khăn bằng việc tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ của tỉnh, của huyện đến các tổ chức kinh tế và nhân dân, địa phương chủ động lồng ghép các nguồn vốn từ các dự án hỗ trợ trên địa bàn, để xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất. Với những hiệu quả thiết thực từ chương trình đem lại, người dân xã Cát Tài và Cát Hiệp rất phấn khởi.
Tuy nhiên, cán bộ và nhân dân 2 xã cũng rất trăn trở về việc làm sao giữ vững các tiêu chí NTM đã đạt được.
Lo lắng là vậy, nhưng các địa phương cũng cho rằng, đã phấn đấu đạt xã NTM thì cũng phải nỗ lực giữ danh hiệu, dù khó.
Đó là tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tạo điều kiện về mặt bằng, lao động để thu hút các doanh nghiệp về địa phương, tập trung phát triển sản xuất theo quy mô lớn.
Ông Nguyễn Văn Cho, Chủ tịch UBND xã Cát Hiệp, cho biết:
“Chúng tôi sẽ tập trung bảo vệ và sử dụng có hiệu quả hệ thống giao thông-thủy lợi lâu dài; đồng thời, xúc tiến quy hoạch lại vùng sản xuất để phát triển kinh tế, chủ yếu là kinh tế vườn-rừng; có như thế thì mới duy trì các tiêu chí đã đạt được và nâng cao mức sống cho nhân dân”.
Mục tiêu XDNTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.
Vì thế, không phải cứ đạt chuẩn là kết thúc, các xã đã hoàn thành chương trình cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giữ vững và phát triển các tiêu chí lên tầm cao mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.
Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân năm 2014 – 2015 thắng lợi, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Điện Biên đồng loạt ra đồng làm đất, nạo vét kênh mương chuẩn bị sản xuất lúa vụ mùa.