Đất cằn đơm trái ngọt

Cách đây hơn 10 năm, trong xã rộ lên phong trào trồng vải. Gia đình anh Đồng cũng chặt bỏ toàn bộ diện tích bạch đàn để trồng giống cây này song vải chỉ được giá vài năm đầu, sau kém dần do chất đất không phù hợp.
Quá trình tìm hiểu, năm 2009, anh quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng vải sang canh tác dứa. Năm đầu tiên anh Đồng được bán hơn 30 tấn quả, thu về gần 80 triệu đồng, lãi cao hơn nhiều lần so với trồng vải.
Vùng đất này vốn trồng bạch đàn lâu năm nên rất nghèo dinh dưỡng, chỉ sau một vụ, cây dứa cằn, chậm lớn. Khắc phục tình trạng này, đồng thời để giảm chi phí mua phân bón, gia đình tập trung chăn nuôi lợn. Số tiền thu được từ bán dứa anh đầu tư xây chuồng trại và nuôi bình quân 50 con lợn mỗi lứa. Chất thải chăn nuôi một phần được xử lý qua hầm bioga để đun nấu, phần còn lại được ủ mục làm phân bón. Để chủ động cung cấp nước tưới cho dứa, anh xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước lên đồi. Năm ngoái, gia đình anh thu gần 300 triệu đồng từ bán dứa và lợn.
“Để rải vụ, tôi dùng chế phẩm sinh học phun vào non cây, kích thích ra hoa, đậu quả tránh những thời điểm có nhiều loại hoa quả khác cạnh tranh. Vừa qua tôi bán được khoảng 2 vạn quả, thu về gần 100 triệu đồng, hiện trong vườn vẫn còn gần một vạn quả sắp cho thu hoạch” - anh Đồng cho biết thêm. Tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình, gia đình anh vừa thuê thêm gần 1 ha đồi để mở rộng diện tích sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Sơ-ri là cây trồng truyền thống, thích hợp thổ nhưỡng nhiễm mặn nặng của vùng đất Gò Công (Tiền Giang). Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sơ-ri Gò Công giờ đây đã khẳng định được vị thế của mình.

Trồng hoa màu trái vụ thường gặp rất nhiều khó khăn do phụ thuộc vào thời tiết, tuy nhiên với vốn kinh nghiệm canh tác, lại biết nắm bắt được diễn biến của thời tiết, áp dụng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mà nhiều nông dân ở thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có thu nhập khá từ các mô hình trồng hoa màu trái vụ.

Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cấp bách, mang tính tạm thời vì muốn tiêu thụ hàng chục nghìn tấn sản phẩm này cần phải có những phương án bao tiêu dài hơi và căn cơ hơn.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long vừa triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả” tại xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn).

Hiện nay trên các trà lúa xuân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An xuất hiện hơn 1000 ha lúa bị nhiễm vàng lá, tập trung chủ yếu ở Nam Đàn 350 ha, Diễn Châu gần 400 ha, Quỳnh Lưu trên 250 ha và nhiều huyện đồng bằng, một số xã thuộc huyện miền núi thấp.