Đất cằn đơm trái ngọt

Cách đây hơn 10 năm, trong xã rộ lên phong trào trồng vải. Gia đình anh Đồng cũng chặt bỏ toàn bộ diện tích bạch đàn để trồng giống cây này song vải chỉ được giá vài năm đầu, sau kém dần do chất đất không phù hợp.
Quá trình tìm hiểu, năm 2009, anh quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng vải sang canh tác dứa. Năm đầu tiên anh Đồng được bán hơn 30 tấn quả, thu về gần 80 triệu đồng, lãi cao hơn nhiều lần so với trồng vải.
Vùng đất này vốn trồng bạch đàn lâu năm nên rất nghèo dinh dưỡng, chỉ sau một vụ, cây dứa cằn, chậm lớn. Khắc phục tình trạng này, đồng thời để giảm chi phí mua phân bón, gia đình tập trung chăn nuôi lợn. Số tiền thu được từ bán dứa anh đầu tư xây chuồng trại và nuôi bình quân 50 con lợn mỗi lứa. Chất thải chăn nuôi một phần được xử lý qua hầm bioga để đun nấu, phần còn lại được ủ mục làm phân bón. Để chủ động cung cấp nước tưới cho dứa, anh xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước lên đồi. Năm ngoái, gia đình anh thu gần 300 triệu đồng từ bán dứa và lợn.
“Để rải vụ, tôi dùng chế phẩm sinh học phun vào non cây, kích thích ra hoa, đậu quả tránh những thời điểm có nhiều loại hoa quả khác cạnh tranh. Vừa qua tôi bán được khoảng 2 vạn quả, thu về gần 100 triệu đồng, hiện trong vườn vẫn còn gần một vạn quả sắp cho thu hoạch” - anh Đồng cho biết thêm. Tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình, gia đình anh vừa thuê thêm gần 1 ha đồi để mở rộng diện tích sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, đảm bảo cho người trồng lúa có lãi cao hơn, tại hội thảo Những giải pháp giảm chi phí sản xuất lúa các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại Phú Yên vừa qua, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Ông Trần Văn Mẫn (ngụ ấp Tân Thành, xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang) cho biết, khi thu hoạch khoai mì ngoài bờ ruộng, ông đã đào được củ khoai mì nặng gần 8kg, với hình dạng khá kỳ dị, giống như bình hồ lô. Đây là củ khoai mì to nhất mà ông trồng được.

Tình hình sản xuất mía niên vụ 2014 - 2015 trên địa bàn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, hạn hán kéo dài. Trước tình hình đó, nhiều nông hộ trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác, nhằm đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, với đặc thù canh tác tại địa phương khiến việc chuyển đổi cũng không hề đơn giản.

Văn Yên (Yên Bái) có cây quế được trồng từ Xuân Tầm, Nà Hẩu tới Xuân Ái, Yên Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn… với diện tích trên 22.000ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt từ 4.500 - 5.000 tấn quế vỏ khô, doanh thu 150 tỷ đồng. Không chỉ có vậy, quế ở đây có hàm lượng tinh dầu cao thuộc loại tốt nhất khu vực phía Bắc.

Với lợi thế nguồn nguyên liệu chuối có sẵn tại địa phương, nghề ép chuối khô được nhiều hộ dân ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời chọn làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cứ mỗi khi mùa mưa sắp kết thúc, bà con ở đây ai cũng náo nức chuẩn bị đương vĩ, làm giàn và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị bước vào mùa ép chuối khô.