Đào Trung Quốc đội lốt đào Sa Pa

Những ngày này, đi khắp các chợ và dọc các tuyến đường của TP.HCM như: Điện Biên Phủ, Phan Xích Long, Cộng Hòa… nơi nào cũng xuất hiện rất nhiều sạp bán đào được người bán quảng cáo là đào của Sa Pa.
Theo quan sát của PV thì đào được bán tại những sạp ở đây khá to, chín mọng, trơn tru, bóng lộn màu phớt hồng rất bắt mắt, đặc biệt mỗi quả có trọng lượng khoảng 150 - 200g, được bán với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg.
Những người bán mặt hàng trái cây này cho biết, đây là loại đào tiên được nhập từ tận Sa Pa để đưa vào TP.HCM tiêu thụ. Với nhiều tên gọi như đào Sa Pa, đào Hà Nội, đào Tiên...
Anh Thắng - chủ sạp bán dạo đào trên đường Cộng Hòa cho biết, đa phần khách rất thích loại đào này bởi vị ngon, ngọt, thanh mát và quan trọng nhất những quả đào khá đẹp mã.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, tất cả các điểm bán đào được mời chào là đào Sa Pa hiện nay thực chất là đào Trung Quốc. Anh Huỳnh Hùng – chủ vựa trái cây Phượng Hùng, chợ đầu mối nông sản Thủ Đức thừa nhận, mỗi ngày vựa trái cây của anh nhập về trên dưới chục tấn đào trái từ các tỉnh, thành của Trung Quốc, thông qua chợ Đầu mối nông sản Thủ Đức để phân phối, tiêu thụ tại thị trường TP.HCM.
Theo anh Hùng, việc vựa kinh doanh trái cây của anh nhập trái đào tươi từ Trung Quốc đưa vào tiêu thụ tại thị trường phía Nam là việc hết sức bình thường.
“Chúng tôi nhập và xuất hàng hóa đều có hóa đơn chứng từ, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, chẳng nhập nhằng một điều gì cả. Việc các đại lí, sạp kinh doanh trái cây khi nhập đào về rồi treo biển mời chào “đào Sa Pa” là chiêu trò trong kinh doanh của họ”, anh Hùng nói.
Đào Trung Quốc được thương lái nhập về chợ đầu mối, đóng trong thùng giấy khoảng 10 kg/thùng. Người bán ở chợ thông báo rõ là đào Trung Quốc, được bán với giá sỉ khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg. Nhưng đào về các chợ, điểm bán lẻ đã được “sơ lọc” đựng trong khay nhựa, đổ đống bán với mác “đào Sa Pa”.
Trong khi đào Sa Pa “xịn” đã có giá tại vườn trên dưới 25.000 đồng/kg thì khi nhập vào TP.HCM không thể có giá bán sỉ như tại chợ được.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

Đã 10 năm và cũng đã 10 vụ nuôi nghêu thịt của Hợp tác xã (HTX) Nuôi nghêu Đất Mũi (Cà Mau) được thả giống, nhưng chưa vụ nào thành viên của HTX phấn khởi như vụ nghêu năm nay. Bởi lượng nghêu thịt đến khi thu hoạch ít bị hao hụt, năng suất đạt cao, giá thành ổn định và tình hình khai thác nghêu trái phép cũng được lắng đọng. Đây là tín hiệu phấn khởi cho vùng bãi nghêu Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

6 tháng đầu năm 2014, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm dịch hơn 4,7 tấn sản phẩm động vật, 13.400 tấn thịt động vật, 118,4 triệu quả trứng gia cầm nội tỉnh và 176,4 triệu quả trứng gia cầm xuất tỉnh.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, việc quản lý dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi còn nhiều tồn tại, bất cập, các loại dịch bệnh nguy hiểm diễn biến phức tạp làm tăng chi phí và tâm lý lo ngại cho người chăn nuôi, người tiêu dùng thực phẩm.

Thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 450ha mía bị nhiễm dịch hại, tăng gần 20ha so với tuần trước, chủ yếu: sâu đục thân, rầy đầu vàng, rệp sáp, chuột... phân bố ở 3 đơn vị là thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.