Đào Trung Quốc đội lốt đào Sa Pa

Những ngày này, đi khắp các chợ và dọc các tuyến đường của TP.HCM như: Điện Biên Phủ, Phan Xích Long, Cộng Hòa… nơi nào cũng xuất hiện rất nhiều sạp bán đào được người bán quảng cáo là đào của Sa Pa.
Theo quan sát của PV thì đào được bán tại những sạp ở đây khá to, chín mọng, trơn tru, bóng lộn màu phớt hồng rất bắt mắt, đặc biệt mỗi quả có trọng lượng khoảng 150 - 200g, được bán với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg.
Những người bán mặt hàng trái cây này cho biết, đây là loại đào tiên được nhập từ tận Sa Pa để đưa vào TP.HCM tiêu thụ. Với nhiều tên gọi như đào Sa Pa, đào Hà Nội, đào Tiên...
Anh Thắng - chủ sạp bán dạo đào trên đường Cộng Hòa cho biết, đa phần khách rất thích loại đào này bởi vị ngon, ngọt, thanh mát và quan trọng nhất những quả đào khá đẹp mã.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, tất cả các điểm bán đào được mời chào là đào Sa Pa hiện nay thực chất là đào Trung Quốc. Anh Huỳnh Hùng – chủ vựa trái cây Phượng Hùng, chợ đầu mối nông sản Thủ Đức thừa nhận, mỗi ngày vựa trái cây của anh nhập về trên dưới chục tấn đào trái từ các tỉnh, thành của Trung Quốc, thông qua chợ Đầu mối nông sản Thủ Đức để phân phối, tiêu thụ tại thị trường TP.HCM.
Theo anh Hùng, việc vựa kinh doanh trái cây của anh nhập trái đào tươi từ Trung Quốc đưa vào tiêu thụ tại thị trường phía Nam là việc hết sức bình thường.
“Chúng tôi nhập và xuất hàng hóa đều có hóa đơn chứng từ, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, chẳng nhập nhằng một điều gì cả. Việc các đại lí, sạp kinh doanh trái cây khi nhập đào về rồi treo biển mời chào “đào Sa Pa” là chiêu trò trong kinh doanh của họ”, anh Hùng nói.
Đào Trung Quốc được thương lái nhập về chợ đầu mối, đóng trong thùng giấy khoảng 10 kg/thùng. Người bán ở chợ thông báo rõ là đào Trung Quốc, được bán với giá sỉ khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg. Nhưng đào về các chợ, điểm bán lẻ đã được “sơ lọc” đựng trong khay nhựa, đổ đống bán với mác “đào Sa Pa”.
Trong khi đào Sa Pa “xịn” đã có giá tại vườn trên dưới 25.000 đồng/kg thì khi nhập vào TP.HCM không thể có giá bán sỉ như tại chợ được.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị 2 giải pháp tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ cá tra.

Hơn 9 tháng năm 2013, tổng sản lượng thủy sản khai thác của toàn tỉnh Tuyên Quang đạt trên 4.760 tấn, đạt 85% kế hoạch năm và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây thực sự là tín hiệu mừng cho ngành kinh tế vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng của tỉnh ta.

Xí nghiệp chăn nuôi bò giống, bò thịt Đà Loan thuộc Công ty TNHH một thành viên bò sữa thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đầu tiên ở Lâm Đồng đăng ký và được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Với tổng số đàn bò của xí nghiệp hiện nay gần 400 con song tất cả đều đảm bảo an toàn, ông Đào Xuân Tấp - Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan khẳng định.

Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 1-11, nhận được tin báo của người dân tại ấp 3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), có hai đối tượng điều khiển xe ô tô biển số 60C-051.52 có dấu hiệu khả nghi đang bán 3 con bò cho người dân, Công an xã Lộ 25 đã có mặt.

Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.