Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đào Trung Quốc đội lốt đào Sa Pa

Đào Trung Quốc đội lốt đào Sa Pa
Ngày đăng: 17/06/2015

Những ngày này, đi khắp các chợ và dọc các tuyến đường của TP.HCM như: Điện Biên Phủ, Phan Xích Long, Cộng Hòa… nơi nào cũng xuất hiện rất nhiều sạp bán đào được người bán quảng cáo là đào của Sa Pa.

Theo quan sát của PV thì đào được bán tại những sạp ở đây khá to, chín mọng, trơn tru, bóng lộn màu phớt hồng rất bắt mắt, đặc biệt mỗi quả có trọng lượng khoảng 150 - 200g, được bán với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg.

Những người bán mặt hàng trái cây này cho biết, đây là loại đào tiên được nhập từ tận Sa Pa để đưa vào TP.HCM tiêu thụ. Với nhiều tên gọi như đào Sa Pa, đào Hà Nội, đào Tiên...

Anh Thắng - chủ sạp bán dạo đào trên đường Cộng Hòa cho biết, đa phần khách rất thích loại đào này bởi vị ngon, ngọt, thanh mát và quan trọng nhất những quả đào khá đẹp mã.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, tất cả các điểm bán đào được mời chào là đào Sa Pa hiện nay thực chất là đào Trung Quốc. Anh Huỳnh Hùng – chủ vựa trái cây Phượng Hùng, chợ đầu mối nông sản Thủ Đức thừa nhận, mỗi ngày vựa trái cây của anh nhập về trên dưới chục tấn đào trái từ các tỉnh, thành của Trung Quốc, thông qua chợ Đầu mối nông sản Thủ Đức để phân phối, tiêu thụ tại thị trường TP.HCM.

Theo anh Hùng, việc vựa kinh doanh trái cây của anh nhập trái đào tươi từ Trung Quốc đưa vào tiêu thụ tại thị trường phía Nam là việc hết sức bình thường.

“Chúng tôi nhập và xuất hàng hóa đều có hóa đơn chứng từ, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, chẳng nhập nhằng một điều gì cả. Việc các đại lí, sạp kinh doanh trái cây khi nhập đào về rồi treo biển mời chào “đào Sa Pa” là chiêu trò trong kinh doanh của họ”, anh Hùng nói.

Đào Trung Quốc được thương lái nhập về chợ đầu mối, đóng trong thùng giấy khoảng 10 kg/thùng. Người bán ở chợ thông báo rõ là đào Trung Quốc, được bán với giá sỉ khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg. Nhưng đào về các chợ, điểm bán lẻ đã được “sơ lọc” đựng trong khay nhựa, đổ đống bán với mác “đào Sa Pa”.

Trong khi đào Sa Pa “xịn” đã có giá tại vườn trên dưới 25.000 đồng/kg thì khi nhập vào TP.HCM không thể có giá bán sỉ như tại chợ được.


Có thể bạn quan tâm

Hứa Hẹn Mùa Quả Ngọt Hứa Hẹn Mùa Quả Ngọt

Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Bà Nguyệt ước tính dự kiến vụ này sẽ thu về gần một tấn quả, lợi nhuận từ loại cây trồng kinh tế này mang lại cho gia đình nguồn thu đáng kể.

25/07/2014
Một Ký Cá, Tôm Xuất Khẩu Gánh Gần 10 Loại Phí Một Ký Cá, Tôm Xuất Khẩu Gánh Gần 10 Loại Phí

Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.

05/08/2014
Trồng Điên Điển Lấy Bông Mùa Lũ Trồng Điên Điển Lấy Bông Mùa Lũ

Mấy ngày này, đi từ hướng thành phố Tây Ninh về Bến Cầu, vừa qua cầu Gò Chai chừng trăm mét, nhìn hướng tay phải tỉnh lộ 786, nhiều người thấy một vùng xanh um điên điển, lại thấy lấp loá ánh vàng của những chùm hoa vừa nở. Nếu để ý kỹ, người qua đường sẽ thấy vùng điên điển này gồm nhiều hàng thẳng tắp, như được trồng tỉa chứ không phải mọc tự nhiên trong mùa nước nổi như một số nơi khác.

25/07/2014
Nuôi Sá Sùng Ở Cam Lâm Người Dân Chưa Mặn Mà Nuôi Sá Sùng Ở Cam Lâm Người Dân Chưa Mặn Mà

Theo một số hộ dân ở Cam Lâm (Khánh Hòa), nuôi sá sùng kết hợp với một vài đối tượng khác trong ao không mất nhiều công chăm sóc và chi phí, lại có thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ chưa mặn mà bởi không chủ động được khâu thu hoạch...

26/07/2014
Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Chăn Nuôi

Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.

05/08/2014