Đào Phai Bén Rễ Vùng Đất Khó

Bây giờ, cây đào phai đã bén rễ trên đất Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình). Từ khi cây đào phai nở hoa trên vùng đất khó này, cuộc sống người dân đã được cải thiện đáng kể.
Còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, vì vậy mà tại các vườn đào ở xã Đông Sơn, người dân đang tất bật chăm sóc, tỉa cành cho đào. Ông Trần Văn Chuông ở thôn 8 cho biết: Đào hiện nay đang được coi là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người dân xã Đông Sơn.
Ông Phạm Công Tiếu - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đông Sơn cho biết: Với vùng đất bán sơn địa cằn cỗi như Đông Sơn, cây đào phai đã tỏ rõ ưu thế, được xem là “cây vàng, cây bạc” so với các cây lương thực, hoa màu năng suất thấp như lúa, ngô, khoai...
Trao đổi với phóng viên, ông Pham Đình Cư - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Sơn thông tin: Hiện toàn xã có trên 2.000 hộ dân, phân bố ở 12 thôn, ước tính có gần 1.000 hộ đang trồng đào phai với diện tích 130ha.
Ông Cư cho biết thêm, đào phai đã và đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao, hiện đang là cây hàng hoá có giá trị nhất trong các cây trồng của xã. Trung bình mỗi năm, xã bán ra thị trường từ 4.000 - 10.000 cành hoa, với mức giá thấp nhất là 200.000 - 300.000 đồng/cành thì tổng doanh thu đã lên đến hàng tỷ đồng/năm. Riêng năm 2012, doanh thu đạt khoảng 6 tỷ đồng, ước tính năm nay còn cao hơn.
“Đặc biệt, năm 2012, xã được UBND tỉnh, thị xã cho thành lập và cấp danh hiệu làng nghề cấp tỉnh cho 4 làng trồng đào của xã. Tiếp đó, đầu năm 2013, thôn 3, thôn 5 và thôn 8 tiếp tục được công nhận làng nghề và được tỉnh hỗ trợ 30 triệu đồng/làng nghề để xây dựng, phát triển thương hiệu đào phai”- ông Cư phấn khởi cho biết.
Ông Lê Văn Minh- Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tam Điệp chia sẻ: Để phát triển thương hiệu làng nghề đào phai, giúp nông dân tăng thu nhập và sống khỏe với nghề, những năm qua, Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình, UBND thị xã Tam Điệp đã có nhiều chính sách hỗ trợ chính quyền và người dân xã Đông Sơn xây dựng làng nghề trồng đào.
Cụ thể, hàng năm Phòng Kinh tế thị xã đều phối hợp với UBND xã và các đơn vị tổ chức dạy nghề, chuyển giao tiến bộ KHKT và hướng dẫn người dân cách chăm sóc, trị bệnh trên cây đào.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, tại các vùng Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên… nhiều nông hộ gặp khó vì khan hiếm giống ớt Ấn Độ mới 403, khi mùa vụ đã cận kề. Không chỉ mua giống giá cao gấp đôi, gấp ba; nhiều nông hộ còn mua phải hạt giống trôi nổi, giống giả…

Việc đầu tư nuôi gà Đông Tảo đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho chàng kỹ sư tin học Phan Văn Sang (thôn Quý Phước, Bình Quý, Thăng Bình).
Tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tây Giang, qua các đợt khảo sát, đến nay các hộ dân trên địa bàn huyện đã trồng được hơn 14ha diện tích cây dược liệu đảng sâm và ba kích.

Nghề lưới rê hỗn hợp được ngư dân ứng dụng và phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây đã đem lại hiệu quả khả quan.

Nhiều phần quà giàu ý nghĩa từ Quỹ tấm lòng vàng vừa được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tặng cho các ngư dân có phương tiện gặp nạn trên biển thời gian qua.