Đào Phai Bén Rễ Vùng Đất Khó

Bây giờ, cây đào phai đã bén rễ trên đất Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình). Từ khi cây đào phai nở hoa trên vùng đất khó này, cuộc sống người dân đã được cải thiện đáng kể.
Còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, vì vậy mà tại các vườn đào ở xã Đông Sơn, người dân đang tất bật chăm sóc, tỉa cành cho đào. Ông Trần Văn Chuông ở thôn 8 cho biết: Đào hiện nay đang được coi là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người dân xã Đông Sơn.
Ông Phạm Công Tiếu - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đông Sơn cho biết: Với vùng đất bán sơn địa cằn cỗi như Đông Sơn, cây đào phai đã tỏ rõ ưu thế, được xem là “cây vàng, cây bạc” so với các cây lương thực, hoa màu năng suất thấp như lúa, ngô, khoai...
Trao đổi với phóng viên, ông Pham Đình Cư - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Sơn thông tin: Hiện toàn xã có trên 2.000 hộ dân, phân bố ở 12 thôn, ước tính có gần 1.000 hộ đang trồng đào phai với diện tích 130ha.
Ông Cư cho biết thêm, đào phai đã và đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao, hiện đang là cây hàng hoá có giá trị nhất trong các cây trồng của xã. Trung bình mỗi năm, xã bán ra thị trường từ 4.000 - 10.000 cành hoa, với mức giá thấp nhất là 200.000 - 300.000 đồng/cành thì tổng doanh thu đã lên đến hàng tỷ đồng/năm. Riêng năm 2012, doanh thu đạt khoảng 6 tỷ đồng, ước tính năm nay còn cao hơn.
“Đặc biệt, năm 2012, xã được UBND tỉnh, thị xã cho thành lập và cấp danh hiệu làng nghề cấp tỉnh cho 4 làng trồng đào của xã. Tiếp đó, đầu năm 2013, thôn 3, thôn 5 và thôn 8 tiếp tục được công nhận làng nghề và được tỉnh hỗ trợ 30 triệu đồng/làng nghề để xây dựng, phát triển thương hiệu đào phai”- ông Cư phấn khởi cho biết.
Ông Lê Văn Minh- Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tam Điệp chia sẻ: Để phát triển thương hiệu làng nghề đào phai, giúp nông dân tăng thu nhập và sống khỏe với nghề, những năm qua, Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình, UBND thị xã Tam Điệp đã có nhiều chính sách hỗ trợ chính quyền và người dân xã Đông Sơn xây dựng làng nghề trồng đào.
Cụ thể, hàng năm Phòng Kinh tế thị xã đều phối hợp với UBND xã và các đơn vị tổ chức dạy nghề, chuyển giao tiến bộ KHKT và hướng dẫn người dân cách chăm sóc, trị bệnh trên cây đào.
Có thể bạn quan tâm

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo

Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...