Đánh giá mô hình sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 tại xã Ngọc Lập

Mô hình sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 được thực hiện tại hai khu Tân Thành và Thống Nhất xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập trên diện tích 7.200m2 với 5 hộ tham gia.
Qua theo dõi tình hình sinh trưởng, giống lúa CT16 và TH 3-3 có khả năng đẻ nhánh tốt đạt 9 dảnh /khóm; số dảnh hữu hiệu đạt 73,3%-75,6%, vượt 4%-5% so với giống lúa lai khác; mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ, chịu rét và hạn khá, cứng cây chống đổ tốt, bông dài, tỷ lệ hạt chắc cao. Kết quả sau khi thu hoạch giống CT16 năng suất đạt 73 tạ/ha (263kg/sào), giống TH3-3 năng suất đạt 64,9 tạ/ha (234kg/sào).
Tại hội nghị, các đại biểu khẳng định mô hình gieo trồng hai giống lúa CT16 và TH3-3 tại hai khu Tân Thành và Thống Nhất, xã Ngọc Lập cho kết quả khả quan cần được nhân rộng trên địa bàn huyện Yên Lập trong vụ mùa 2015.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo quốc gia “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam” vừa được tổ chức mới đây, Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu ra một số liệu thống kê khiến nhiều người giật mình: Trung bình mỗi năm, nông dân Việt Nam lãng phí 2 tỷ USD vì sử dụng phân bón không đúng cách. Trong con số 2 tỷ USD này, có một phần của nông dân tỉnh Lâm Đồng.

Những ngày qua Sở NN-PTNT Quảng Nam đã thành lập 5 đoàn công tác về các vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh để trực tiếp chỉ đạo khâu phòng chống dịch.

Giá đường giảm và giảm đến mức nào? Đó là câu hỏi mà các nhà máy đường tự hỏi và hỏi lẫn nhau, nhưng rồi ai cũng lắc đầu vì... bí!

Bình quân cứ 4 - 4,5 kg nhái tươi sẽ cho một kg khô. Giá nhái khô hiện thời 540.000 đ/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên 650.000 đ/kg mà không có hàng để bán.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 85% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản phải sử dụng máy nổ, vì chưa có nguồn điện lưới phục vụ. Điều này dẫn đến giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giá nguyên liệu đầu vào, làm giảm năng lực cạnh tranh của các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh và vùng ĐBSCL.