Đánh giá mô hình sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 tại xã Ngọc Lập

Mô hình sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 được thực hiện tại hai khu Tân Thành và Thống Nhất xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập trên diện tích 7.200m2 với 5 hộ tham gia.
Qua theo dõi tình hình sinh trưởng, giống lúa CT16 và TH 3-3 có khả năng đẻ nhánh tốt đạt 9 dảnh /khóm; số dảnh hữu hiệu đạt 73,3%-75,6%, vượt 4%-5% so với giống lúa lai khác; mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ, chịu rét và hạn khá, cứng cây chống đổ tốt, bông dài, tỷ lệ hạt chắc cao. Kết quả sau khi thu hoạch giống CT16 năng suất đạt 73 tạ/ha (263kg/sào), giống TH3-3 năng suất đạt 64,9 tạ/ha (234kg/sào).
Tại hội nghị, các đại biểu khẳng định mô hình gieo trồng hai giống lúa CT16 và TH3-3 tại hai khu Tân Thành và Thống Nhất, xã Ngọc Lập cho kết quả khả quan cần được nhân rộng trên địa bàn huyện Yên Lập trong vụ mùa 2015.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.

Ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) cho biết, doanh nghiệp đã làm việc với Công ty TNHH Target (Đức) có trụ sở chính ở Thái Lan để hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu điều sạch tại Đồng Nai.

Khoảng 10 ngày, 8 công đất trồng 450 cây mãng cầu xiêm ghép bình bát (còn gọi là cây mãng cầu rừng) của anh Nguyễn Văn Nghĩa (Bảy Nghĩa), ở ấp 1, xã Phú Vang, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho trái bán được hơn 10 triệu đồng. Trái mãng cầu xiêm bán tại vườn giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội đồng khoa học nhằm tổng kết, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện.

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) là đơn vị chuyển giao công nghệ cho đơn vị chức năng ở địa phương để triển khai dự án xây dựng mô hình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và trồng thâm canh chuối già lùn tại Bình Thuận.