Đánh Giá Mô Hình Nuôi Lợn Đen Bản Địa Tại Mường Khương (Lào Cai)

Ngày 25/8, tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa thuộc Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thuộc Dự án RVN - A92 do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.
Từ tháng 3 năm 2012, tổ chức Oxfam đã hỗ trợ 150 con lợn giống thuần chủng, thức ăn hỗn hợp cho tổng số 117 hộ nông dân tham gia mô hình tại thôn Sín Lùng Chải A, Sín Lùng Chải B, Ma Ngán B, Chu Lìn Phố và Lùng Khấu Nhin II. Dự án còn hỗ trợ men chế phẩm sinh học, giống giun quế (thức ăn cho vật nuôi, thủy sản) và bếp khí hóa cho các mô hình chăn nuôi.
Đến nay đã có 97/117 con lợn nái được phối giống sinh sản, hiện 135 con đang phát triển ổn định.
Số lợn con sinh ra là 430 con với sản phẩm có ngoại hình đẹp, trọng lượng đạt cao, sinh trưởng phát triển nhanh.
Dự án đã giúp người dân biết cách lựa chọn, sử dụng con giống tốt để phát triển đàn tại quy mô hộ gia đình, khắc phục được tình trạng giao phối cận huyết và góp phần nhân nhanh số lượng đàn lợn trên địa bàn các thôn.
Cũng tại hội nghị, đại diện của doanh nghiệp chăn nuôi và doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã trao đổi việc liên kết thu mua lợn thương phẩm với bà con nhân dân.
Sau hội nghị, đại diện các tổ, nhóm sản xuất đã đi thăm quan một số mô hình nuôi lợn đen bản địa tại xã Lùng Khấu Nhin.
Có thể bạn quan tâm

Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.

Tại hội nghị, những nông dân tham gia thực hiện mô hình cho biết, thời gian sinh trưởng của giống OM 8017 khoảng 90 - 95 ngày, ruộng lúa đẻ nhánh khỏe - tập trung, trổ gọn, không đổ ngã và rất ít bị sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, đây là giống lúa phù hợp với nhiều chân đất và chế độ thâm canh khác nhau.

Vụ mùa năm nay huyện Bạch Thông gieo cấy được 1.600ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng. Đây là thời kỳ rất mẫn cảm với sâu bệnh hại vì vậy huyện Bạch Thông đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã thị trấn tập trung các biện pháp phòng trừ kịp thời.

5 năm về trước, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân ( Nghĩa Hành) từng là “thủ phủ” của nghề trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng từ 60 hộ tham gia, đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn 1/4…

Ngày 28/8, Công ty Điện lực Bình Thuận đã có văn bản thông tin công tác bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ lưới điện theo quy định của thông tư 32 Bộ Công thương.