Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Mô Hình Sản Xuất

Ngày 16-1, tại xã Kim Phượng, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông năm 2013.
Vụ đông năm 2013, Trạm Khuyến nông Định Hóa đưa vào thực hiện 10ha khoai tây tại 4 xã: Kim Phượng, Trung Lương, Bảo Cường và Định Biên. Giống khoai tây được đưa vào trồng là Sinora của Hà Lan. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 60% giống, 40% các loại vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 211 triệu đồng.
Ngoài ra, các hộ dân còn được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật trồng khoai tây và phòng trừ sâu bệnh, cũng như chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển. Phát biểu tại Hội thảo, các hộ nông dân tham gia mô hình đều có đánh giá: Cây khoai tây Sinora dễ trồng, ít sâu bệnh, năng suất cao, trung bình đạt 16 tấn/ha, cho thu lãi trên 36,7 triệu đồng/ha/vụ. Hiện tại, Trạm Khuyến nông huyện đã liên kết với một số đơn vị để thu mua khoai tây cho bà con ngay tại ruộng. Đây có thể nói là một giải pháp tốt khuyến khích bà con nông dân yên tâm phát triển sản xuất.
Cùng ngày, Trạm Khuyến nông T.P Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình ngô giống mới: VS36, B.265, HT818 và HT119 trồng vụ đông năm 2013. Giống ngô đối chứng là giống ngô LVN 4.
Mô hình được thực hiện tại xóm Phú Thái, xã Lương sơn, với quy mô 3ha, 40 hộ tham. Qua theo dõi cho thấy, các giống ngô mới có tỷ lệ mọc cao (97-98%), khả năng chịu rét cao, có khả năng chống đổ tốt; có thời gian sinh trưởng ngắn, bắp to và đều, lõi nhỏ, số hạt trên bắp đạt từ 16-18 hàng, hạt màu vàng cam.
Ngoài ra, các giống cây đều có bộ lá gọn và có khả năng trồng dày, cho năng suất cao, bắp dễ bẻ, lá bi bao kín bắp sẽ hạn chế được mối mọt và thối mốc trên đồng ruộng; cây có lá xanh, bền đến cuối vụ, giúp bà con có thể tận dụng làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Đây là các giống ngô phù hợp trồng trong cả vụ xuân và vụ đông, năng suất đạt từ 74,2 - 76,5 tạ/ha. Sau khi trừ chi phí, các giống ngô này cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng khoảng 320.000 đồng/sào.
Có thể bạn quan tâm

Được sự ủng hộ của gia đình và người thân, năm 2013 anh Trần Cao Khải, thôn Hương Đà, xã Thiện Kế (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) nhận thầu gần 2ha đất nông nghiệp của Công ty TNHH một thành viên nông-công nghiệp Tam Đảo để đầu tư xây dựng trên 3.000m2 nhà lưới trồng hoa lan, diện tích đất còn lại anh trồng cây Đinh lăng, một loại cây dược liệu được sử dụng trong nhiều sản phẩm nam dược.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.896ha diện tích xoài cát Hòa Lộc, tập trung ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, TP.Vị Thanh. Theo đó, nông dân sản xuất 2 vụ xoài/năm: vụ chính từ tháng 8 đến 12, vụ nghịch từ tháng 1 đến 5.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định phê duyệt dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn và phát triển mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát còm bằng thức ăn công nghiệp giai đoạn 2014-2015”

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 8 hợp tác xã (HTX) nghêu, gồm: Thạnh Lợi, Bình Minh, Thạnh Phong, Thanh Bình (Thạnh Phú); Tân Thủy, Bảo Thuận, An Thủy (Ba Tri); Rạng Đông, Đồng Tâm (Bình Đại).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này đã tăng 13,08% so với cùng kỳ năm 2013.