Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Mô Hình Sản Xuất

Ngày 16-1, tại xã Kim Phượng, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông năm 2013.
Vụ đông năm 2013, Trạm Khuyến nông Định Hóa đưa vào thực hiện 10ha khoai tây tại 4 xã: Kim Phượng, Trung Lương, Bảo Cường và Định Biên. Giống khoai tây được đưa vào trồng là Sinora của Hà Lan. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 60% giống, 40% các loại vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 211 triệu đồng.
Ngoài ra, các hộ dân còn được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật trồng khoai tây và phòng trừ sâu bệnh, cũng như chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển. Phát biểu tại Hội thảo, các hộ nông dân tham gia mô hình đều có đánh giá: Cây khoai tây Sinora dễ trồng, ít sâu bệnh, năng suất cao, trung bình đạt 16 tấn/ha, cho thu lãi trên 36,7 triệu đồng/ha/vụ. Hiện tại, Trạm Khuyến nông huyện đã liên kết với một số đơn vị để thu mua khoai tây cho bà con ngay tại ruộng. Đây có thể nói là một giải pháp tốt khuyến khích bà con nông dân yên tâm phát triển sản xuất.
Cùng ngày, Trạm Khuyến nông T.P Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình ngô giống mới: VS36, B.265, HT818 và HT119 trồng vụ đông năm 2013. Giống ngô đối chứng là giống ngô LVN 4.
Mô hình được thực hiện tại xóm Phú Thái, xã Lương sơn, với quy mô 3ha, 40 hộ tham. Qua theo dõi cho thấy, các giống ngô mới có tỷ lệ mọc cao (97-98%), khả năng chịu rét cao, có khả năng chống đổ tốt; có thời gian sinh trưởng ngắn, bắp to và đều, lõi nhỏ, số hạt trên bắp đạt từ 16-18 hàng, hạt màu vàng cam.
Ngoài ra, các giống cây đều có bộ lá gọn và có khả năng trồng dày, cho năng suất cao, bắp dễ bẻ, lá bi bao kín bắp sẽ hạn chế được mối mọt và thối mốc trên đồng ruộng; cây có lá xanh, bền đến cuối vụ, giúp bà con có thể tận dụng làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Đây là các giống ngô phù hợp trồng trong cả vụ xuân và vụ đông, năng suất đạt từ 74,2 - 76,5 tạ/ha. Sau khi trừ chi phí, các giống ngô này cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng khoảng 320.000 đồng/sào.
Có thể bạn quan tâm

Theo một số trang trại chuyên nuôi cá nước ngọt trong tỉnh Đồng Nai, giá cá lóc bán tại ao, bè hiện đã lên đến 40-42 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 10-12 ngàn đồng/kg so với dịp đầu tháng 5-2014. Giá cá rô đồng tăng 6-8 ngàn đồng/kg, lên 38-40 ngàn đồng/kg. Ngoài ra, giá các loại cá nước ngọt khác, như: chép, điêu hồng, trắm... mua tại ao, bè cũng tăng từ 3-4 ngàn đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Cường (xã Lộc Yên, Hương Khê) phấn khởi cho biết: “Nhà tôi trồng gần 400 gốc bưởi nhưng chỉ mới hơn 100 gốc cho thu hoạch. Mùa này chúng tôi thu gần 6.000 quả, tất cả đều được thương lái đặt mua tại vườn với giá 50 ngàn đồng/quả, giá bán lẻ từ 70 – 100 ngàn đồng/quả”.

Ít người nghĩ rằng, giữa một phường sôi động nhiều nhà máy, xí nghiệp, khai thác chế biến các loại khoáng sản phẩm than, đá vôi, nước khoáng như Quang Hanh lại có một người dân làm giàu từ nuôi trồng thuỷ sản. Ông là Ngô Viết Cửu, bà con hay gọi là Cửu “cua”, bởi vì con cua đã giúp ông có được cơ ngơi như ngày hôm nay...

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, do đặc điểm nông nghiệp Việt Nam là khu vực rộng lớn, phân tán, SX bị tác động lớn và trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh và thị trường cộng với việc thông tin thống kê được thu thập qua nhiều cấp nên còn có sự chênh lệch khá lớn giữa báo cáo tiến độ SX với kết quả SX chính thức; chênh lệch giữa sản lượng SX với khối lượng XK và chênh lệch giữa số liệu trong nước với số liệu do các tổ chức quốc tế thẩm định…

Việt Nam tự hào vì có sản lượng cà phê, cao su xuất khẩu đứng trong tốp đầu của thế giới. Trong đó, Đồng Nai là một địa phương xuất khẩu lớn các mặt hàng này. Dù vậy, sau bao nhiêu năm tham gia thị trường, doanh nghiệp và nông dân vẫn không thể chủ động được giá bán.