Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Mô Hình Sản Xuất

Ngày 16-1, tại xã Kim Phượng, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông năm 2013.
Vụ đông năm 2013, Trạm Khuyến nông Định Hóa đưa vào thực hiện 10ha khoai tây tại 4 xã: Kim Phượng, Trung Lương, Bảo Cường và Định Biên. Giống khoai tây được đưa vào trồng là Sinora của Hà Lan. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 60% giống, 40% các loại vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 211 triệu đồng.
Ngoài ra, các hộ dân còn được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật trồng khoai tây và phòng trừ sâu bệnh, cũng như chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển. Phát biểu tại Hội thảo, các hộ nông dân tham gia mô hình đều có đánh giá: Cây khoai tây Sinora dễ trồng, ít sâu bệnh, năng suất cao, trung bình đạt 16 tấn/ha, cho thu lãi trên 36,7 triệu đồng/ha/vụ. Hiện tại, Trạm Khuyến nông huyện đã liên kết với một số đơn vị để thu mua khoai tây cho bà con ngay tại ruộng. Đây có thể nói là một giải pháp tốt khuyến khích bà con nông dân yên tâm phát triển sản xuất.
Cùng ngày, Trạm Khuyến nông T.P Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình ngô giống mới: VS36, B.265, HT818 và HT119 trồng vụ đông năm 2013. Giống ngô đối chứng là giống ngô LVN 4.
Mô hình được thực hiện tại xóm Phú Thái, xã Lương sơn, với quy mô 3ha, 40 hộ tham. Qua theo dõi cho thấy, các giống ngô mới có tỷ lệ mọc cao (97-98%), khả năng chịu rét cao, có khả năng chống đổ tốt; có thời gian sinh trưởng ngắn, bắp to và đều, lõi nhỏ, số hạt trên bắp đạt từ 16-18 hàng, hạt màu vàng cam.
Ngoài ra, các giống cây đều có bộ lá gọn và có khả năng trồng dày, cho năng suất cao, bắp dễ bẻ, lá bi bao kín bắp sẽ hạn chế được mối mọt và thối mốc trên đồng ruộng; cây có lá xanh, bền đến cuối vụ, giúp bà con có thể tận dụng làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Đây là các giống ngô phù hợp trồng trong cả vụ xuân và vụ đông, năng suất đạt từ 74,2 - 76,5 tạ/ha. Sau khi trừ chi phí, các giống ngô này cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng khoảng 320.000 đồng/sào.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27/11/2014, Thông tư 29/2014/TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp Bình Định, trong vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh sẽ sản xuất 47.156 ha lúa, 16.230 ha hoa màu các loại… với nhu cầu khoảng 35.000 tấn phân bón các loại, như urê, NPK, lân, kali, DAP… Thời điểm này, giá phân bón đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.