Đánh giá điều kiện tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau ôn đới Sa Pa

Mô hình chuỗi rau ôn đới có diện tích 60 ha (trong đó: Sa Pả 30 ha, Tả Phìn 20 ha và Trung Chải 10 ha), sản lượng đạt 3.600 tấn/năm, chủ yếu là bắp cải, su hào, súp lơ, cà rốt, bí ngồi...
Tại xã Sa Pả, Hợp tác xã nông nghiệp Mai Anh quản lý 30 ha rau ôn đới với 53 hộ dân tham gia, thuộc các thôn: Má Tra, Giàng Tra, Suối Hồ, Chu Lìn 1, Chu Lìn 2.
Lấy mẫu đất trồng rau để kiểm tra hàm lượng kim loại.
Từ đầu năm 2014, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã hướng dẫn người dân thực hành sản xuất theo hướng VietGAP, gồm các quy trình:
Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, quá trình chăm sóc rau và sổ sách theo dõi sản xuất; gắn tem nhãn sản phẩm của chuỗi đã được Cục Quản lý chất lượng cấp phát thí điểm; giám sát việc tuân thủ các quy trình tại cơ sở.
Đồng thời, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã lấy 5 mẫu đất, 5 mẫu nước tưới gửi Viện Môi trường Nông nghiệp để phân tích đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trung tâm Chất lượng nông nghiệp lâm - thủy sản vùng 1 đã tuyên truyền cho các hộ dân áp dụng thực hành VietGAP, tạo ra sản phẩm rau an toàn, đảm bảo chất lượng; hướng dẫn Hợp tác xã nông nghiệp Mai Anh về cơ cấu tổ chức, hồ sơ nhật ký trồng trọt theo quy định tiêu chuẩn VietGAP và khảo sát vùng trồng.
Kiểm tra sự phát triển của cây trồng.
Mô hình liên kết sản xuất chuỗi rau ôn đới hoạt động có hiệu quả, đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ được mở rộng thành vùng hàng hóa tập trung, có sản lượng lớn, đa dạng chủng loại rau, không những cung cấp cho thị trường nội tỉnh mà còn ký kết hợp đồng tiêu thụ ở các siêu thị tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2013 đến nay, một số ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã mạnh dạn áp dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình. Đây là một trong những mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai. Qua đó, mục đích nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian thu lồng, tăng hiệu quả đánh bắt và đưa cơ giới hóa vào ngành nghề khai thác hải sản...

Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, toàn huyện có 23 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển tương đối rộng.

Cách đây 2 năm, một nghiên cứu chính thức của Viện Tài nguyên và Môi trường biển về mức độ xâm hại của các rạn san hô ở Cô Tô cho thấy độ che phủ của các rạn san hô khu vực này đang thấp dần đến mức báo động, chỉ còn 10%-15%, nhiều vị trí còn dưới 5%.

Bộ NN-PTNT cho biết, sản xuất cá tra 2 tháng đầu năm vẫn đang gặp phải hàng loạt các khó khăn như cung cầu không ổn định, chất lượng con giống giảm, giá nguyên liệu thấp hơn giá thành, giá thức ăn, thuốc... luôn tăng trong khi đầu ra lại bất ổn nên nhiều người nuôi treo ao, hạn chế thả nuôi.

Những năm gần đây, nhờ phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, nên nhiều nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thoát được cảnh nghèo khó, vươn lên làm giàu.