Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đánh giá điều kiện tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau ôn đới Sa Pa

Đánh giá điều kiện tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau ôn đới Sa Pa
Ngày đăng: 20/09/2015

Mô hình chuỗi rau ôn đới có diện tích 60 ha (trong đó: Sa Pả 30 ha, Tả Phìn 20 ha và Trung Chải 10 ha), sản lượng đạt 3.600 tấn/năm, chủ yếu là bắp cải, su hào, súp lơ, cà rốt, bí ngồi... 

Tại xã Sa Pả, Hợp tác xã nông nghiệp Mai Anh quản lý 30 ha rau ôn đới với 53 hộ dân tham gia, thuộc các thôn: Má Tra, Giàng Tra, Suối Hồ, Chu Lìn 1, Chu Lìn 2.

Lấy mẫu đất trồng rau để kiểm tra hàm lượng kim loại.

Từ đầu năm 2014, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã hướng dẫn người dân thực hành sản xuất theo hướng VietGAP, gồm các quy trình:

Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, quá trình chăm sóc rau và sổ sách theo dõi sản xuất; gắn tem nhãn sản phẩm của chuỗi đã được Cục Quản lý chất lượng cấp phát thí điểm; giám sát việc tuân thủ các quy trình tại cơ sở.

Đồng thời, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã lấy 5 mẫu đất, 5 mẫu nước tưới gửi Viện Môi trường Nông nghiệp để phân tích đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trung tâm Chất lượng nông nghiệp lâm - thủy sản vùng 1 đã tuyên truyền cho các hộ dân áp dụng thực hành VietGAP, tạo ra sản phẩm rau an toàn, đảm bảo chất lượng; hướng dẫn Hợp tác xã nông nghiệp Mai Anh về cơ cấu tổ chức, hồ sơ nhật ký trồng trọt theo quy định tiêu chuẩn VietGAP và khảo sát vùng trồng.

Kiểm tra sự phát triển của cây trồng.

Mô hình liên kết sản xuất chuỗi rau ôn đới hoạt động có hiệu quả, đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ được mở rộng thành vùng hàng hóa tập trung, có sản lượng lớn, đa dạng chủng loại rau, không những cung cấp cho thị trường nội tỉnh mà còn ký kết hợp đồng tiêu thụ ở các siêu thị tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Hút Hàng Giống Cây Trồng Hút Hàng Giống Cây Trồng

Chỉ mới đầu mùa mưa nhưng thị trường giống cây trồng ở ĐBSCL đang nóng từng ngày, giá đã tăng từ 30 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung theo đơn đặt hàng.

06/06/2013
Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

23/06/2013
Thanh Long Ruột Đỏ Thanh Long Ruột Đỏ "Bén Rễ" Trên Vùng Đất Nhiễm Phèn

Là người tiên phong trong việc chọn vùng đất nhiễm phèn (Thạnh Tân, Tân Phước, Tiền Giang) để phát triển thanh long ruột đỏ, lúc đầu từng bị cho là “dở hơi” nhưng giờ đây anh Đoàn Văn Sang đã có thể thuyết phục được mọi người về quyết định táo bạo của mình khi mà hiệu quả mang lại hơn cả sự mong đợi

26/10/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

07/06/2013
Tạo Thương Hiệu Tôm “Sạch” Để Vươn Xa Tạo Thương Hiệu Tôm “Sạch” Để Vươn Xa

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc sở nn&ptnt, cho biết, để “gỡ rối” cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong tình hình khó khăn như hiện nay, Sở đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang tính bền vững và đang phát huy hiệu quả.

24/06/2013